Thủ tục xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật đã được Nhà nước ta quan tâm xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Qua từng giai đoạn lịch sử, thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự của toà án đã có hiệu lực pháp luật ngày càng được hoàn thiện, từng bước đáp ứng được đòi hỏi của quá trình cải cách tư pháp, đảm bảo bảo vệ được quyền và lợi Ých hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Thông tư số 312/VHH-CT ngày 12/02/1958 của Bộ Tư pháp là văn bản đầu tiên quy định về một hoạt động tố tụng có tính chất gần giống với tính chÊt của giám đốc thẩm hiện nay là: “Đối với những việc đã xử rồi… nếu
quyết thích đáng (báo cáo cấp trên đề nghị kháng cáo hay xin xử lại hoặc đặt vấn đề điều tra, xác minh lại...”.
Tiếp đó, tại Nghị định số 381/TTg ngày 20 tháng 10 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn của TANDTC đã quy định: “TANDTC có quyền xử lại hoặc chỉ thị cho Toà án cấp dưới xử lại những vụ
án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm”.
Tại các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy định về hoạt động giám đốc thẩm được ban hành trong khoảng thời gian tiếp theo như: Luật Tổ chức TAND năm 1960, Luật Tổ chức VKSND năm 1960, Pháp lệnh quy định cụ thể về Tổ chức của TANDTC và Tổ chức của các TAND địa phương năm 1961, Luật Tổ chức TAND năm 1981, Luật Tổ chức VKSND năm 1981, Thông tư liên bộ số 01/TTLB ngày 01/02/1982 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn về thủ tục giám đốc thẩm hình sự, dân sự ở TAND cấp tỉnh, Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức TAND năm 1988, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND năm 1988, người ta nhận thấy xuất hiện một hệ thống quy định của pháp luật về thẩm quyền trong thủ tục giám đốc thẩm, cụ thể là các quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, các quy định phân định thẩm quyền giám đốc thẩm giữa các Toà chuyên trách của TANDTC, giữa TANDTC với TAND cấp tỉnh và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Có thể khẳng định rằng, thẩm quyền trong thủ tục giám đốc thẩm là bộ phận được quy định sớm và đầy đủ nhất, còn các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục, thời hạn... tuy rất quan trọng và cần thiết nhưng lại không được quy định. Thời kỳ này, luật chuyên ngành tố tụng dân sự chưa được hình thành một cách rõ rệt trong hệ thống pháp luật nước ta nên các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự không được điều chỉnh trong một văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh chuyên biệt. Do được quy định trong các văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng, thủ tục giám đốc thẩm mặc dù đã được bổ
sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn rất chung chung, không toàn diện và đầy đủ, đặc biệt là chưa được quy định thành một chế định riêng mà các quy phạm nằm rải rác, xen kẽ với các điều luật có nội dung tách biệt. Chính vì vậy, ở thời kỳ này thủ tục giám đốc thẩm dân sự chỉ được quy định rất đơn giản dưới góc độ một hoạt động thuộc thẩm quyền của Toà án.
Khái niệm “giám đốc thẩm” cũng như “thẩm quyền giám đốc thẩm” lần đầu tiên được quy định trong Luật Tổ chức TAND năm 1981. Theo đó, các quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm đã thay đổi cơ bản so với thời kỳ trước. Điểm khác biệt thứ nhất là thẩm quyền giám đốc thẩm được quy định thuộc về hai cấp toà án là TANDTC và TAND cấp tỉnh (TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh; TAND cÊp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND cấp huyện). Điểm khác biệt thứ hai là hoạt động giám đốc thẩm được tiến hành theo bốn cấp là:
- Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện;
- Các Toà chuyên trách TANDTC (Toà hình sự và Toà dân sự) giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh;
- Uỷ ban Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm TANDTC;
- Hội đồng Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban Thẩm phán TANDTC.
Bên cạnh đó, căn cứ để một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án bị đưa ra xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm cũng đã được
quy định, đó là bản án hoặc quyết định được phát hiện “có vi phạm pháp luật” [Điều 12, Luật Tổ chức TAND năm 1981)].
Ngày 29/11/1989, PLTTGQCVADS đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên tập trung, trực tiếp điều chỉnh một cách có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự như: thủ tục khởi kiện, điều tra, hoà giải, xét xử vụ án dân sự. Tại Pháp lệnh này, thủ tục giám đốc thẩm được đặt thành một chương riêng (Chương XII, bao gồm 7 điều, từ Điều 71 đến Điều 77), xác định các nội dung chủ yếu về thủ tục giám đốc thẩm, bao gồm: Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 71); người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 72); thời hạn kháng nghị, thông báo việc kháng nghị (Điều 73); thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 74); thời hạn xét xử giám đốc thẩm (Điều 75); phạm vi giám đốc thẩm và phiên toà giám đốc thẩm (Điều 76) và quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm (Điều 77). Bên cạnh đó, TANDTC và liên ngành cũng đã ban hành một số văn bản nhằm hỗ trợ cho việc thi hành các quy định nêu trên, như: Công văn số 101/NCPL ngày 07/5/1990 của TANDTC; Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 01/10/1990 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp; Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Công văn số 45/KHXX ngày 22/4/1998.
Qua xem xét các quy định của PLTTGQCVADS về thủ tục giám đốc thẩm, đối chiếu với các quy định của pháp luật thời kỳ trước đó, chúng ta có thể nhận thấy có một số điểm mới, khác biệt, mang tính tiến bộ sau đây:
- Một là, thay vì chỉ ghi nhận hết sức chung về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm như những quy định của pháp luật của thời kỳ trước, PLTTGQCVADS đã quy định 4 căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị
một bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật là: Việc điều tra không đầy đủ; KÕt luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Cã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Cã sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật (Điều 71).
- Hai là, đã có quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm; theo đó việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nhưng nếu việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào thì không bị hạn chế về thời gian (Điều 73). Tuy nhiên, trong suốt quá trình Pháp lệnh có hiệu lực, cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn “không gây thiệt hại cho bất kỳ đương sự nào” là những trường hợp như thế nào; còn trong thực tiễn hoạt động giám đốc thẩm thì đã coi những trường hợp sau là kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất kỳ đương sự nào:
- Quyết định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án không rõ ràng, nên không thể thi hành án trên thực tế; - Một hoặc một số quyết định cụ thể trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật có sai sót theo hướng bất lợi cho đương sự và việc khắc phục lại cho chính xác không gây thiệt hại đến quyền và lợi Ých hợp pháp của các đương sự khác; - Cã một số loại quan hệ pháp luật có tranh chấp trước đây
được Pháp lệnh quy định là vụ án dân sự và bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án đã giải quyết về mét trong số các loại quan hệ đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Ba là, tuy không có điều luật quy định trực tiếp, nhưng căn cứ vào khoản 3 Điều 76 PLTTGQCVADS thì thành phần tham gia phiên toà giám đốc thẩm ngoài các thành viên của Hội đồng xét xử, còn bắt buộc phải có đại
diện Viện kiểm sát cùng cấp, ngoài ra, những người tham gia tố tụng cúng có thể được Toà án triệu tập đến để trình bày ý kiến, nếu Toà án thất cần thiết.
- Bốn là, Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét lại toàn bé vụ án mà không bị giới hạn trong nội dung của kháng nghị (khoản 1 Điều 76). Như vậy, kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là căn cứ pháp lý để Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét lại vụ án.
- Năm là, lần đầu tiên có điều luật quy định về thẩm quyền Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 77); theo đó, Hội đồng giám đốc thẩm có 1 trong 5 quyền là: Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Giữ
nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa; Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ, nhưng vụ án được giải quyết không đúng pháp luật; Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vì việc điều tra vụ án không đầy đủ hoặc thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không đúng quy định của pháp luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng; Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Qua một số phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy so với các quy định trước đây thì các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự trong PLTTGQCVADS rõ ràng là có những tiến bộ nhất định, thể hiện tính rõ ràng, cụ thể, minh bạch về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn kháng nghị; phạm vi xét xử giám đốc thẩm và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Tuy nhiên, điểm hạn chế của PLTTGQCVADS lại là chưa có điều luật trực tiếp định nghĩa về tính chất hoạt động giám đốc thẩm và thực tế thì chế định thủ tục giám đốc thẩm trong PLTTGQCVADS lại mang dáng dấp của một cấp xét xử, cấp xét xử thứ ba, thể hiện ở việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền trực tiếp cải sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trong khi
lại đặt đương sự ra ngoài toàn bộ quá trình tiến hành tố tụng. Chính thực tế này đã làm lu mờ giá trị đích thực của giám đốc thẩm, vốn là một thủ tục đặc biệt, chỉ quyết định vấn đề tình trạng pháp lý của bản án, quyết định là sẽ được giữ nguyên hay bị huỷ bỏ.