Qui trình và kết quả giải quyết đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)

d. Về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

2.2.1.3. Qui trình và kết quả giải quyết đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm

nghị giám đốc thẩm

a. Thô lý

- Nguồn thụ lý.

Đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm do Toà dân sù TANDTC thô lý được gửi tới từ các nguồn sau:

+ Do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi trực tiếp đến Toà dân sự TANDTC qua đường bưu điện;

+ Do Ban Thanh tra TANDTC chuyển đến (nguồn do đương sự trực tiếp nộp đơn tại Phòng tiếp dân thuộc Ban Thanh tra TANDTC);

+ Do Ban Thư ký TANDTC chuyển đến (nguồn do đương sự gửi đơn đến Chánh án TANDTC);

+ Do TAND các địa phương chuyển đến;

+ Do Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác hoặc các thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng … chuyển đến.

- Quy trình thụ lý.

Đơn từ các nguồn trên đến Toà dân sự TANDTC qua đường văn thư. Sau khi nhận đơn, Phòng nghiệp vụ Toà dân sự TANDTC (Phòng nghiệp vụ) chỉ xem xét thụ lý những đơn có chữ ký của đương sự, có kèm bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với những đơn mà đương sự không gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì Phòng nghiệp vụ làm giấy báo nhận đơn cho đương sự và yêu cầu đương sự gửi bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật để có cơ sở thụ lý, giải quyết.

Đối với những đơn có nội dung khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà dân sự TANDTC thì Phòng nghiệp vụ trả lại đơn và hướng dẫn cho đương sự biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo cho đương sự biết để liên hệ.

Đối với những đơn khiếu nại có đủ điều kiện để thụ lý, Phòng nghiệp vụ phân loại sơ bộ theo từng loại việc tranh chấp như tranh chấp nhà ở; tranh chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng dân sự; đòi bồi thường thiệt hại; tranh chấp di sản thừa kế; hôn nhân và gia đình để vào sổ thụ lý, lập tiểu hồ sơ và giao cho các thẩm tra viên, chuên viên thuộc các phân toà (phân toà nhà đất, phân toà hợp đồng, phân toà hôn nhân-thừa kế) nghiên cứu, đề xuất biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w