Việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC phải bảo đảm ổn định trật tự chính trị, phát triển

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 105)

b. Nguyên nhân khách quan

3.1.1. Việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC phải bảo đảm ổn định trật tự chính trị, phát triển

của Toà dân sự TANDTC phải bảo đảm ổn định trật tự chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ngày càng vững mạnh

Ngoài việc gây ảnh hưởng đối với uy tín của Nhà nước, những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án địa phương mà có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, xâm hại đến quyền và lợi Ých hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.

Trên thực tiễn nước ta, nhiều quy định của pháp luật không được Toà án cấp sơ thÈm, phóc thẩm tôn trọng, thậm chÝ còn bị bóp méo. Do đó, đã xảy ra không Ýt những vụ án mà ở đó quyền và lợi Ých hợp pháp của các đương sự bị xâm hại nghiêm trọng. Điều đó không chỉ gây ra hậu quả tiêu cực về kinh tế mà còn làm giảm sút, thậm chí mất hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước; làm suy yếu hệ thống chính quyền; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của Toà án nói riêng, của các cơ quan nhà nước nói chung. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khiếu kiện ngày một gia tăng, khiếu nại đông người, khiếu nại kéo dài và bức xúc tại trụ sở TANDTC và TAND một số địa phương.

Hiện nay, cùng với vấn đề “nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”, thì vấn đề sai phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự cũng là một con bài để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá chế độ ta, kích động một bộ phận người dân chống lại các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC để khắc phục những sai lầm của các cấp xÐt xử sơ thẩm, phóc thẩm đối với các vụ án dân sù, không chỉ cã mục đích bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của Nhà nước, xã hội và của cá nhân, mà còn có tác dụng lớn lao trong việc góp phần thực hiện có kết quả chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước; củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ ta, đối với bộ máy Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC phải đảm bảo ổn định trật tự chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội.

Trước hÕt, cần triệt để tránh tình trạng lợi dụng việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự để nhằm đạt được những mục đích vụ lợi hoặc thoả mãn những động cơ cá nhân khác. Cần tranh tư tưởng tả khuynh trong việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự là giám đốc thẩm tràn lan, khi căn cứ giám đốc thẩm không chắc chắn, vi phạm pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm là chưa đến mức nghiêm trọng, không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn về bản chất của vụ án.

Đồng thời cũng tránh tư tưởng hữu khuynh đã khá phổ biến trong thời gian vừa qua là né tránh việc kháng nghị giám đốc thẩm và tuyên huỷ bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, với lý do “để ổn định bản án, ổn định quan hệ xã hội”. Có như vậy mới không tạo ra tâm lý nghi ngờ trong nhân dân về sự chÝ công vô tư của các thẩm phán, không tạo tạo

cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân ta đang tiến hành.

Bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự, nếu phát hiện ra những yếu kém, lỏng lẻo trong hoạt động quản lý, những chồng chéo, mâu thuẫn hoặc bất hợp lý trong các quy định của pháp luật hiện hành (không chỉ các quy định về luật tố tụng mà còn cả về các quy định của luật nội dung) thì Toà dân sự TANDTC cũng cần có kiến nghị kịp thời để các cơ quan, tổ chức hữu quan có biện pháp bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ, nhằm tăng cường công tác quản lý và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ kịp thời và hiệu quả các quyền và lợi Ých hợp pháp của Nhà nước, xã hội và cá nhân.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w