QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

động mang tính sáng tạo:

Hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự cũng là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật, tức là nó là hoạt động của con người cụ thể, tuân theo các quy định pháp luật cụ thể về thẩm quyền, phạm vi và trình tự công việc. Đã là hoạt động của con người thì tất yếu phải có tính sáng tạo, vì con người không phải máy móc; bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cũng luôn cần phải được hiểu và vận dụng chính xác, đầy đủ và hợp lý. Khi áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, phải xem bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay không, nếu có thì vi phạm như thế nào (vi phạm quy định nào?, vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng...?); có phải là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm hay không, nếu là căn cứ kháng nghị thì là căn cứ nào (là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật...); phương hướng xử lý bản án, quyết định bị kháng nghị (huỷ bản án, quyết định phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại hay huỷ cả bản án, quyết định phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại...).

1.2. QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁMĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Áp dụng pháp luật, trước hết nhằm xác định những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc. Sau đó tìm kiếm và phân tích quy phạm pháp luật thích ứng với vụ việc đó. Tiến tới ra quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức, kiểm tra thực hiện quyết định Êy trên thực tế. Áp dụng pháp luật là một quy trình rất phức tạp và được chia thành nhiều giai đoạn.

Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự nói riêng cũng phải tuân theo mét quy trình phức tạp, trải qua các giai đoạn khác nhau. Sau khi bản án, quyết định dân sự của Toà án có hiệu lực pháp luật, về

nguyên tắc thì phải được thi hành và phải được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, sau khi một bản án, quyết định dân sự cụ thể của Toà án có hiệu lực pháp luật, nhưng việc thi hành phán quyết của Toà án chưa thể thực hiện, thậm chí không thể thực hiện được vì nhiều lý do khác nhau, như:

- Đương sù trong vụ án không đồng ý thi hành án, khiếu nại gay gắt và cản trở việc thi hành án;

- Cơ quan Thi hành án nhận thấy là không thể thực hiện việc thi hành án trên thực tế, do quyết định của bản án không phù hợp với điều kiện khách quan;

- Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quyền giám sát hoạt động xét xử có kiến nghị yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án không được dư luận xã hội đồng tình;

- Có bằng chứng rõ ràng về sự không vô tư, khách quan của người tiÕn hành tố tụng vụ việc…

Trong những trường hợp nêu trên, cần thiết phải thực hiện mét quy trình nghiêm ngặt để xét lại tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án, quyết định dân sự của Toà án, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, đồng thời bảo vệ được các quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân. Việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự có mục đích là đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Toà án là có căn cứ, tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hình thức, phản ánh sự công bằng, khách quan và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, có hiệu lực pháp luật thì phải được đưa ra thi hành. Nhưng sẽ là không công bằng và vi phạm nguyên tắc pháp chế, nếu để cho bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm

pháp luật, hoặc xâm phạm đến lợi Ých của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật mà vẫn được đưa ra thi hành. Như vậy, sẽ tạo nên sự không đồng tình của của các chủ thể đối với các phán quyết của Toà án, làm cho niềm tin vào pháp luật và công lý bị giảm sút, hoạt động xét xử không đạt được mục đích là bảo vệ những quyền và lợi Ých hợp pháp của các nhân, tập thể và Nhà nước. Bởi vậy, thủ tục giám đốc thẩm là một quy trình chặt chẽ, bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, nhưng bị khiếu nại, kiến nghị, đề nghị được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải thụ lý yêu cầu và phải tiến hành các hoạt động theo một trình tự thủ tục nhất định, nhằm xác định chính xác xem bản án, quyết định dân sự đó có được dựa trên các căn cứ pháp lý và sự kiện thực tế hay không; quy trình ban hành bản án, quyết định đó có tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hay không. Nói cách khác là Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định dân sù có hiệu lực pháp luật, qua đó nhằm phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trên thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp:

- Một là: Bản án, quyết định dân sự bị khiếu nại, kiến nghị, đề nghị

xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm lại là bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, đồng nghĩa là việc khiếu nại, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là không có cơ sở;

- Hai là: Bản án, quyết định dân sự bị khiếu nại, kiến nghị, đề nghị

xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là bản án, quyết định không có căn cứ, không đúng pháp luật, đồng nghĩa là việc khiếu nại, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là có cơ sở. Đây là bước đầu của hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm. Về lý thuyết, bản án là văn bản cô đọng nhất, chứa đựng đầy đủ nội

dung cơ bản của vụ án; các phân tích, nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử về sự thật khách quan; các điều luật thuộc các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể được viện dẫn áp dụng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, không thể thực hiện hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự mà chỉ qua việc xem xét bản án, quyết định và nội dung khiếu nại, kiến nghị của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, mà phải xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định chính xác yêu cầu, quan điểm của các bên đương sự; các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình để chứng minh cho yêu cầu, quan điểm của mình, các tài liệu, chứng cứ khác phản ánh kết quả của các hoạt động bổ trợ tư pháp như kết quả giám định, kết quả định giá, biên bản xem xét tại chỗ, kết quả đo đạc... để xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó mới xác định được những nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử là có đúng đắn hay không, có cơ sở hay không và việc áp dụng các quy định của pháp luật đã chính xác hay chưa. Mục đích của bước này là phát hiện sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong trường hợp bản án, quyết định dân sự của Toà án có sai lầm nghiêm trọng thì hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục chuyển tiếp sang giai đoạn thứ hai. Còng trong giai đoạn này, nếu xét thấy việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế có thể gây ra hậu quả tiêu cực khó khắc phục, thì Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải đề xuất người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành bản án, quyết định dân sự đó trong thời hạn nhất định.

Bước 2: Sau khi đã phân tích những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc và các đặc trưng pháp lý của nó, đi đến kết luận là bản án, quyết định dân sự có sai lầm nghiêm trọng và cần thiết phải khắc phục sai lầm đó, bước tiếp

theo của hoạt động giám đốc thÈm vụ án dân sự sẽ là xác định căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc, có nghĩa là phải xác định sai lầm của bản án, quyết định dân sự thuộc loại sai lầm nào: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; cã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Chỉ có trên cơ sở xác định được loại sai lầm trong bản án, quyết định thì mới có thể yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đó, để đề nghị Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. VÒ lý luận thì như vậy, nhưng việc phân tích những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc và các đặc trưng pháp lý của nó, đi đến kết luận là bản án, quyết định dân sự có sai lầm nghiêm trọng và cần thiết phải khắc phục sai lầm đó suy cho cùng cũng là hoạt động mang tính chủ quan của con người, nên không phải là khi bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì có nghĩa là nó chắc chắn đã có sai lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên, kháng nghị giám đốc thẩm là điều kiện cần để Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm. Hậu quả pháp lý của bước này chính là việc bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của Toà án bị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong trường hợp cần thiết, song song với việc kháng nghị bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định dân sự đó. Người có thẩm quyền kháng nghị cũng có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút lại quyết định kháng nghị trong trường hợp xét thấy việc kháng nghị là không có căn cứ vững chắc hoặc không còn cần thiết nữa. Nhưng khi một bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì chắc chắn vụ án phải được Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Bước 3: Trên cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền, trong thời hạn luật định, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho phiên toà giám đốc thẩm như chuẩn bị lịch xét xử, dự kiến các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm sẽ tham gia xét xử, yêu cầu VKSND cùng cấp cử đại diện tham gia phiên toà giám đốc thẩm, danh sách những người tham gia tố tụng sẽ được triệu tập để tham gia phiên toà; nghiên cứu hồ sơ vụ án, nội dung quyết định kháng nghị và làm bản thuyết trình vÒ vụ án gửi các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm cùng nghiên cứu.

Bước 4: Sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị cho phiên toà giám đốc thẩm, trong thời hạn luật định, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm mà trực tiếp là Hội đồng giám đốc thẩm sẽ thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; các tài liệu, chứng cứ được bổ sung sau khi xét xử phúc thẩm; đối chiếu với những điểm sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà kháng nghị đã nêu ra, để xác định kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền là có căn cứ hay không. Trong trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền là không có căn cứ thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; còn trong trường hợp bản án, quyết định rõ ràng là có sai lầm nghiêm trọng và sai lầm đó đã được người có thẩm quyền nêu trong kháng nghị, tức là kháng nghị là có căn cứ, thì Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra quyết định chấp nhận kháng nghị và sẽ tuỳ theo từng trường hợp mà đưa ra cách thức xử lý để khắc phục sai lầm của bản án, quyết định, có thể là:

- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa (trong trường hợp thấy bản án, quyết định của

Toà án cấp sơ thẩm là có căn cứ, đúng pháp luật và bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm đã sửa hoặc huỷ bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là không có căn cứ, không đúng pháp luật); - Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm

lại (trong trường hợp thấy bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm và bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đều có sai sót do việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, mà không thể khắc phục được ở Toà án cấp phúc thẩm);

- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử phúc thẩm lại (trong trường hợp thấy bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm và bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đều có sai sót do việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng có thể khắc phục được ở Toà án cấp phúc thẩm);

- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án (trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế, cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng, người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người khởi kiện không có quyền khởi kiện, các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án).

Sau khi xét xử giám đốc thẩm, trong thời hạn quy định của pháp luật, Hội đồng giám đốc thẩm phải hoàn thiện quyết định giám đốc thẩm và phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cho Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền; đồng thời còn phải thông báo kết quả giải quyết

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w