Thời hạn kháng nghị

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 56)

Theo quy định của Điều 288 BLTTDS, người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng nghị giám đốc thẩm trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp

luật. Như vậy, so với PLTTGQCVADS năm 1989, quy định về thời hạn

kháng nghị giám đốc thẩm trong BLTTDS đã có một số thay đổi:

-Một là, thống nhất các loại thời hiệu kháng nghị theo thủ tục giám đốc

thẩm vụ án dân sù (3 năm), vụ án kinh tế kinh tế (9 tháng) và tranh chấp lao động (6 tháng) thành một thời hiệu chung là 3 năm.

- Hai là, bỏ loại thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm được áp dụng cho

việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào (vô thời hạn).

Phản ứng trước sự thay đổi về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm của giới khoa học pháp lý và những người làm công tác thực tiễn là không giống nhau. Nếu như đa số các nhà khoa học pháp lý đồng tình với việc BLTTDS chỉ quy định một thời hạn kháng nghị chung đối với các loại tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động là 3 năm kể từ khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và bỏ loại thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm được áp dụng cho việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào, thì đã số những người làm công tác thực tiễn lại cho rằng việc quy định thời hiệu khởi

kiện 3 năm như hiện nay là chưa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn (chưa đủ dài), vì thực tế có nhiều vụ án khi phát hiện có sai lầm nghiêm trọng thì đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, ảnh hưởng đến quyền và lợi Ých hợp pháp của đương sự. Ngoài ra, việc bỏ thời hạn kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào cũng không nhận được sự đồng tình của những người làm công tác thực tiễn giám đốc thẩm.

Hơn nữa, liên quan đến thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là thời hạn gửi đơn khiếu nại, kiến nghị cho rằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nào đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong BLTTDS không có điều luật nào quy định loại thời hạn này, nên thực tiễn giám đốc thẩm đã có nhiều trường hợp khi đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có văn bản khiếu nại, kiến nghị đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đã gần hết, nên việc kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định bị khiếu nại, kiến nghị sẽ bị hạn chế rất nhiều về thời gian, khó có thể chính xác được.

2.1.3. Thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w