0
Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Tính chất của giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 -49 )

a. Tính chất

Nếu thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của PLTTGQCVADS mang đậm tính chất của cấp xét xử thứ ba thì BLTTDS lần đầu tiên đã xây dùng một điều luật khái quát quan điểm chính thống về tính chất của thủ tục này. Điều 282 BLTTDS ghi nhận: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định

của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định này,

bản chất của giám đốc thẩm đã được nhận thức lại, đó là hoạt động “xét lại” bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chứ không phải là hoạt động “xét xử lại”; bên cạnh đó, đối tượng của hoạt động giám đốc thẩm là “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật” chứ không phải là “vụ án” đó. Nếu so sánh với quy định tại Điều 242 BLTTDS về tính chất của xét xử phúc thẩm là “xét xử lại vụ án” chúng ta sẽ thấy ngay sự khác biệt này. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định tại Điều 20 Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì quy định về đối tượng của hoạt động giám đốc thẩm trong BLTTDS lại không phù hợp với quy định trong Luật tổ chức TAND năm 2002.

Trên thực tế, hoạt động giám đốc thẩm không chỉ là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Vì tuy về lý thuyết thì bản án là văn bản chứa đựng đầy đủ nội dung cơ bản của vụ án, các phân tích, nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử về sự thật khách quan, các điều luật cụ thể được viện dẫn áp dụng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, không thể thực hiện hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự mà chỉ qua việc xem xét bản án, quyết định và nội dung khiếu nại, kiến nghị; mà phải xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xác định chính xác yêu cầu, quan điểm của các bên đương sự; các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình để chứng minh cho yêu cầu, quan điểm của mình, các tài liệu, chứng cứ khác phản ánh kết quả của các hoạt động bổ trợ tư pháp như kết quả giám định, kết quả định

giá, biên bản xem xét tại chỗ, kết quả đo đạc... để xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó mới xác định được những nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử là có đúng đắn hay không, có cơ sở hay không và việc áp dụng các quy định của pháp luật đã chính xác hay chưa. Vì vậy, theo tác giả luận văn này thì tính chất của giám đốc thẩm cần được hiểu chính xác là “xét lại vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng” như Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã quy định, như vậy mới đúng với bản chất của hoạt động giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47 -49 )

×