Theo Điều 283 BLTTDS thì người có thẩm quyền chỉ được kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đề nghị Toà án xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm khi có mét trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết
khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Sau khi nghiên cứu các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được BLTTDS quy định như nêu trên, chóng ta sẽ rất dễ dàng nhận thấy đó vẫn chỉ là các quy định mang tính chất chung chung, không khác gì các quy định trong PLTTGQCVADS trước đây, nếu không có sự hướng dẫn áp dụng thống nhất thì dễ gây nên sự áp dụng tuỳ tiện trong hoạt động giám đốc thẩm các vụ án dân sự. Vì vậy, trước mắt, để thực hiện tốt những quy định này, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn thống nhất một số vấn đÒ sau:
- Thứ nhất, thống nhất hiểu thế nào là “kết luận không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án” là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm? Tác giả luận văn này cho rằng trong những trường hợp này, mặc dù đã có đầy đủ
căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án, nhưng Toà án lại cã những nhận định, kết luận ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung phán quyết của Toà án trái với sự thật khách quan; đó có thể là: Toà án đã có những nhận định
không đúng với sự thật khách quan (mô tả nội dung vụ án không đúng với thực tế; nhận định mang tính áp đặt, suy diễn thiếu căn cứ); quyết định giải quyết vụ án không phù hợp với các chứng cứ đã thu thập và được xác minh tại phiên toà; căn cứ vào cả những chứng cứ không được thẩm tra tại phiên toà để kết luận... chỉ có như vậy thì mới là căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm;
- Thứ hai, những vi phạm thủ tục tố tụng ở tính chất, mức độ như thế nào sẽ bị coi là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”? Tác giả luận văn này cho rằng đó phải là những vi phạm đã làm ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án như: Toà án không có thẩm quyền xét xử vụ án đó nhưng thực tế lại đã xét xử; thành phần Hội đồng xét xử không đúng luật định hoặc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không được xét xử vụ án đó (đáng lẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi nhưng không từ chối hoặc Toà án không thay đổi); đương sự, người bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự không được triệu tập hợp lệ đến phiên toà để trình bày quan điểm, cung cấp bằng chứng, đối chất; Toà án không tiến hành hoà giải trong trường hợp bắt buộc phải hoà giải; Toà án không đợi kết quả giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà vẫn tiến hành giải quyết vụ án, trong khi sự việc bắt buộc phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết trước; các chứng cứ quan trọng không được đưa ra xem xét tại phiên toà, mới là căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Thứ ba, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật như thế nào thì bị coi là
trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án đã áp dụng không đúng các quy định pháp luật cần áp dụng (có thể là áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về nội dung, dẫn đến xác định sai quan hệ pháp luật có tranh chấp; có thể là áp dụng không đúng các quy định của pháp luật về tố tụng; có thể là áp dụng quy định pháp luật đã hết hiệu lực) và hậu quả của việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật đã dẫn đến những quyÕt định sai lầm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, thì mới là căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bên cạnh đó, nếu việc PLTTGQCVADS xác định có bốn căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 71) là một bước tiến dài so với pháp luật trước đó thì việc BLTTDS lược bỏ đi một căn cứ là “việc điều tra không đầy đủ” lại là một điểm mới, xuất phát từ quan niệm mới về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự. Theo quy định hiện hành về tố tụng dân sự thì Toà án không đương nhiên có trách nhiệm điều tra các vụ án dân sự nữa mà các đương sự phải chủ động, tích cực trong việc cung cấp chứng cứ cho Toà án, để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp [Điều 6, BLTTDS]. Vì vậy, các đương sự phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ; bản án không thể bị huỷ do Toà án đã “không điều tra đầy đủ”.
Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động giám đốc thẩm các vụ án dân sự, thấy có rất nhiều trường hợp các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi tiến hành tố tụng đã không thực hiện đầy đủ những hoạt động tố tụng cần thiết để thu thập, củng cố chứng cứ (như không trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết phải giám định, không tiến hành xem xét, thẩm định, khảo sát hiện trạng đối tượng có tranh chấp, không lấy lời khai người làm chứng, không tiến hành định giá, không yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các vật chứng, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án…), nên đã có những quyết định chưa
đủ căn cứ vững chắc, không đảm bảo được quyền và lợi Ých hợp pháp cho các bên đương sự. Bên cạnh đó, thực trạng về trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận dân số nước ta là chưa cao, khi xảy ra tranh chấp vẫn thường tự mình tham gia tố tụng chứ không có thói quen nhờ người có kiến thức pháp luật bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp, ý thức tôn trọng, chấp hành các yêu cầu của Tòa án còn thấp (nhiều trường hợp đương sự không chấp hành lệnh triệu tập của Toà án, không chịu giao nộp tài liệu, chứng cứ, hay có thái độ bất hợp tác với các hoạt động tiến hành tố tụng của Toà án…). Do đó, hiện nay có quan điểm cho rằng cần phải bổ sung trở lại căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là “việc xác minh chưa đầy đủ”, thì mới đảm bảo được việc giải quyết vụ án một cách toàn diện, triệt để.
Mét vấn đề nữa cần nghiên cứu để có giải đáp cụ thể khi đề cập đến các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là dựa trên cơ sở nào để những người có
thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đó? Hiện nay, ngoài đương sự
trong vụ án thì cá nhân, cơ quan, tổ chức bất kỳ, nếu phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án cũng đều có quyền thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm (tức là không bắt buộc phải thông báo); riêng đối với Viện kiểm sát, Toà án trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyến định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm (tức là có trách nhiệm phải thông báo) [Điều 284, BLTTDS]. Điều đó có nghĩa là người có thẩm quyền hoàn toàn có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm mà không bắt buộc phải có yêu cầu của đương sự, hoặc có thể kháng nghị ngoài phạm vi yêu cầu của đương sự. Vậy thì liệu quy định này có mâu thuẫn với nguyên tắc quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự không?
Theo tác giả luận văn này thì quy định này hoàn toàn không phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự (như nguyên tắc quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự; nguyên tắc bản án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành…). Điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự với tố tụng hình sự là nếu không có yêu cầu của đương sự thì không phát sinh vụ việc dân sự tại Toà án, không có phiên toà và tương tự như vậy, nếu đương sự không kháng cáo, khiếu nại thì được phép suy đoán là bản án đó là có căn cứ, đúng pháp luật. Các cơ quan nhà nước (thông thường là Viện kiểm sát) chỉ kháng nghị bản án khi nã vi phạm quyền lợi công cộng mà thôi.
2.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm
Lịch sử lập pháp về tố tụng dân sự của Việt Nam từ trước đến nay không công nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự, vì chúng ta luôn chỉ thừa nhận nguyên tắc Toà án xét xử theo hai cấp. Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, đương sự chỉ có quyền thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị để những người này xem xét, quyết định việc kháng nghị. Điều này chứng tỏ rằng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự chưa thực sự được tôn trọng một cách triệt để trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trong PLTTGQCVADS, nguyên tắc này mới được hiểu một cách rất hạn hẹp, chỉ trong việc rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện và tự hoà giải (Điều 2); đến BLTTDS thì nguyên tắc này được hiểu rộng hơn, gồm quyền khởi kiện, quyền yêu cầu, quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu và thoả thuận một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 5). Việc vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự gây ra sức Ðp không đáng có cho các cơ quan tiến hành tố tụng, lãng phí lớn cho Nhà nước và rất nhiều bất cập khác trong công tác giám đốc thẩm hiện nay.