Ngoài các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đã được quy định tại Điều 283 BLTTDS là: Kết luận trong bản án, quyết định không phù
hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, tác giả
luận văn này cho rằng cần phải bổ sung thêm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là “việc thu thập chứng cứ, xác minh chưa đầy đủ hoặc không đúng theo
quy định của Bộ luật này”, thì mới đảm bảo được việc giải quyết vụ án một
cách toàn diện, triệt để. Đề xuất này xuất phát từ thực tế hoạt động giám đốc thẩm các vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC thời gian qua thấy có rất nhiều trường hợp các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi tiến hành tố tụng đã không thực hiện đầy đủ những hoạt động tố tụng cần thiết để thu thập, củng cố chứng cứ (như không trưng cầu giám định trong trường hợp cần thiết phải giám định, không tiến hành xem xét, thẩm định, khảo sát hiện trạng đối tượng có tranh chấp, không lấy lời khai người làm chứng, không tiến hành định giá, không yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp các vật chứng, tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án…), nên đã chưa xác định được sự thật khách quan của vụ án, phán quyết chưa đủ căn cứ vững chắc, không đảm bảo được quyền và lợi Ých hợp pháp cho các bên đương sự. Cần phải hiểu là việc không thực hiện đầy đủ các hoạt động tố tụng để thu thập, củng cố chứng cứ sẽ dẫn đến việc không xác định được chính xác những tình tiết khách quan của vụ án, hoàn toàn khác với việc đã xác định được những tình tiết khách quan của vụ án, nhưng lại có những kết luận không phù hợp, là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận dân số nước ta là chưa cao, khi xảy ra tranh chấp vẫn thường tự mình tham gia tố tụng chứ không có thói quen nhờ người có kiến thức pháp luật bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp; thiếu ý thức tôn trọng, chấp hành các yêu cầu của
Tòa án (nhiều Ýchtrường hợp đương sự không chấp hành lệnh triệu tập của Toà án, không chịu giao nộp tài liệu, chứng cứ, hay có thái độ bất hợp tác với các hoạt động tiến hành tố tụng của Toà án…). Việc bổ sung căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm nêu trên cũng là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 299 BLTTDS.
Ngoài ra, để tránh tình trạng vận dụng tuỳ tiện các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn thống nhất một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, những trường hợp nào bị coi là “kết luận không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án”?
- Thứ hai, những vi phạm thủ tục tố tụng như thế nào thì bị coi là “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”?