Về quy định những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 120 - 122)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 292 BLTTDS thì: “Khi xét thấy cần

thiết, Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm”. Tuy

nhiên, thực tế xét xử giám đốc thẩm từ trước đến nay, Toà dân sự TANDTC chưa bao giờ triệu tập đương sự và người khác có liên quan đến tham dự phiên toà giám đốc thẩm, bởi lẽ:

- Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không dựa trên cơ sở khiếu nại của đương sự và yêu cầu của đương sự, mà phụ thuộc vào sự đánh giá của người có thẩm quyền về những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đó, trên cơ sở đề xuất của cơ quan tham mưu, giúp việc (Tòa dân sự ánTANDTC, Vô 5 VKSNDTC). Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan này phải đề xuất người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Khi xét xử giám đốc thẩm, hoặc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, hoặc đại diện VKSNDTC sẽ phải bảo vệ quan điểm kháng

nghị, tuỳ theo kháng nghị là của Chánh án TANDTC hay Viện trưởng VKSNDTC. Vì vậy, việc “triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm” là không cần thiết.

- Bản chất quan hệ dân sự là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Khi một bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, tức là quyền và lợi Ých của các chủ thể trong quan hệ có tranh chấp đã được Toà án xác định rành mạch (nói theo cách thông thường là đã xác định được “kẻ thắng”, “người thua” trong quan hệ có tranh chấp). Sau khi có quyết định kháng nghị thì đương sự cũng đã phần nào mường tượng được về sự thay đổi quyền lợi của mình so với phán quyết của Toà án đã có hiệu lực trước đó. Do đó, nếu triệu tập đương sự đến tham dự phiên toà giám đốc thẩm thì cần phải triệu tập đầy đủ như phiên toà sơ thẩm hoặc phúc thẩm; vì nếu có người được triệu tập, có người không được triệu tập thì sẽ tạo nên tâm lý nghi kỵ của các đương sự không được triệu tập là “liệu có vấn đề gì khuất tất trong việc giải quyết vụ án của cấp giám đốc thẩm hay không?”. Và để đảm bảo sự có mặt của những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến nội dung kháng nghị đến tham dự phiên toà giám đốc thẩm là rất khó, và lẽ đương nhiên là sẽ ảnh hưởng đến thời hạn xét xử giám đốc thẩm. Điều này là do Toà dân sự TANDTC tuy đảm nhiệm chức năng xét xử giám đốc thẩm tất cả các vụ án trên toàn quốc, nhưng không tiến hành xét xử lưu động ở các địa phương như các Toà phúc thẩm TANDTC, mà chỉ giải quyết các công việc tại trụ sở TANDTC (ở Hà Nội).

- Toà dân sự TANDTC không có phòng xét xử riêng, nên thực tế các phiên toà giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC từ trước đến nay đều được tiến hành tại phòng làm việc của Thẩm phán, không có phòng nghị án để các thành viên Hội đồng xét xử có thể thảo luận, biểu quyết, nên thủ tục của các

phiên toà thường khá đơn giản. Do đó, tâm lý chung của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là ngại để đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người được đương sự uỷ quyền tham dự phiên toà.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả luận văn này cho rằng nên bỏ quy định tại khoản 2 Điều 292 BLTTDS về việc triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w