b. Nguyên nhân khách quan
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC
đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC
Toà dân sự TANDTC không chỉ thực hiện công việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp, mà còn có chức năng xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự mà bản án, quyết định dân sự của các TAND cấp tỉnh trên toàn quốc bị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị giám đốc thẩm.
Kể từ khi BLTTDS có hiệu lực pháp luật, hàng năm, Toà dân sự TANDTC đều đã xét xử giám đốc thẩm nhiều vụ án dân sự thuộc thẩm quyền.
Theo các Báo cáo tham luận của Toà dân sự TANDTC tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án hàng năm và các Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của TANDTC thì số lượng vụ án dân sự và kết quả xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự mà Toà dân sự TANDTC đã thực hiện được là như sau:
Năm 2005:
- Đã thô lý tổng cộng 324 vô; trong đó:
+ do Chánh án TANDTC kháng nghị: 197 vô + do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị: 127 vô - Kết quả xét xử:
+ Chánh án TANDTC rút quyết định kháng nghị: 2 vô + Viện trưởng VKSNDTC rút kháng nghị : 5 vô
+ Không chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC: 0 vô + Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC: 7 vô + Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm: 13 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giao xét xử phúc thẩm lại: 98 vô + Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao xét xử sơ thẩm lại: 176 vô
+ Huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án: 4 vô
+ Số vụ án tồn đọng lại chuyển sang năm sau: 19 vô. Năm 2006:
- Đã thụ lý tổng cộng 334 vô; trong đó:
+ do Chánh án TANDTC kháng nghị: 196 vô + do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị: 119 vô
+ do tồn lại từ năm trước: 19 vô - Kết quả xét xử:
+ Chánh án TANDTC rút quyết định kháng nghị: 5 vô + Viện trưởng VKSNDTC rút kháng nghị : 3 vô
+ Không chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC: 0 vô + Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC: 12 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm: 11 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giao xét xử phúc thẩm lại: 104 vô + Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao xét xử sơ thẩm lại: 168 vô
+ Huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án: 3 vô
+ Số vụ án tồn đọng lại chuyển sang năm sau: 28 vô.
Năm 2007:
- Đã thụ lý tổng cộng 428 vô; trong đó:
+ do Chánh án TANDTC kháng nghị: 230 vô + do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị: 170 vô + do tồn lại từ năm trước: 28 vô
- Kết quả xét xử:
+ Chánh án TANDTC rút quyết định kháng nghị: 6 vô + Viện trưởng VKSNDTC rút kháng nghị : 4 vô
+ Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC: 15 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm: 18 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giao xét xử phúc thẩm lại: 125 vô + Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao xét xử sơ thẩm lại: 239 vô
+ Huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án: 7 vô
+ Số vụ án tồn đọng lại chuyển sang năm sau: 14 vô. Năm 2008:
- Đã thụ lý tổng cộng 525 vô; trong đó:
+ do Chánh án TANDTC kháng nghị: 260 vô + do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị: 251 vô + do tồn lại từ năm trước: 14 vô
- Kết quả xét xử:
+ Chánh án TANDTC rút quyết định kháng nghị: 5 vô + Viện trưởng VKSNDTC rút kháng nghị : 3 vô
+ Không chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC: 0 vô + Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC: 10 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm: 12 vô
+ Huỷ bản án, quyết định phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao xét xử sơ thẩm lại: 284 vô
+ Huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, đình chỉ việc giải quyết vụ án: 6 vô
+ Số vụ án tồn đọng lại chuyển sang năm sau: 29 vô.
Từ sự phân tích ở trên, chóng ta có thể nhận thấy một số thực tế sau đây: - Một là, khi xét xử giám đốc thẩm, không Ýt trường hợp Toà dân sự TANDTC đã không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC, nhưng không có trường hợp nào không chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC. Điều này xuất phát từ thực tế Chánh án TANDTC là người lãnh đạo cao nhất của ngành Toà án và và người đứng đầu TANDTC, thực hiện quyền quản lý về tổ chức, hoạt động của TANDTC, trong đó có công việc của các Thẩm phán TANDTC, nên các Thẩm phán TANDTC thuộc biên chế Toà dân sự TANDTC khi được phân công xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự mà bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị Chánh án TANDTC kháng nghị, nếu thấy kháng nghị của Chánh án TANDTC là thiếu căn cứ thì tâm lý chung là không dám xử bác kháng nghị ngay, mà sẽ làm tờ trình báo cáo đề xuất Chánh án TANDTC rút kháng nghị. Do đó, có một số trường hợp Chánh án TANDTC sau khi kháng nghị lại ra quyết định rút kháng nghị.
- Hai là, chất lượng kháng nghị chưa cao, đặc biệt là kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC, thể hiện ở sè kháng nghị phải rút và số kháng nghị không được Hội đồng giám đốc thẩm Toà dân sự TANDTC chấp nhận là tương đối cao (trên 10%). Điều này càng chứng tỏ thực tế quyết định kháng nghị chỉ mới phản ánh sự đánh giá, nhìn nhận của cá nhân người có thẩm quyền kháng nghị đối với những “vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá
trình giải quyết vụ án” và sự nhìn nhận, đánh giá này chưa thể đảm bảo 100% là chính xác.
- Ba là, với số lượng biên chế thẩm phán hiện tại của Toà dân sự TANDTC chỉ là 6 người, thì bình quân mỗi thẩm phán một năm phải làm chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm khoảng trên dưới 80 vụ án và phải tham gia xét xử giám đốc thẩm với tư cách là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm khoảng gấp đôi số vụ án mình là chủ toạ. Khối lượng công việc này thật sự so với khả năng làm việc của mỗi thẩm phán là quá tải.
- Bốn là, vì đặc thù của các vụ án dân sự là sự tranh chấp quyền lợi giữa các đương sự chủ yếu là người dân và đại bộ phận trong số họ chưa có sự hiểu biết thấu đáo về pháp luật; bên cạnh đó, thực tế là một số quy định pháp luật về dân sự còn chưa phù hợp với đòi hỏi của đời sống xã hội, nên tình trạng khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm sau khi bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật là tương đối phổ biến. Tuy nhiên, qua công tác xét xử giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC trong vài năm gần đây như đã nêu trên thì tỷ lệ số vụ án bị phát hiện có sai sót nghiêm trọng trong quá trình giải quyết là không nhiều. Điều này chứng tỏ chất lượng xét xử các vụ án dân sự của các TAND cấp tỉnh trên toàn quốc là tương đối đảm bảo. Vì vậy, cần phải có một cơ chế thích hợp để hạn chế việc khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật một cách tràn lan như hiện nay.
Ngoài ra, qua việc áp dụng BLTTDS trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC một số năm vừa qua, tác giả luận văn này thấy một số quy định của BLTTDS về thủ tục giám đốc thẩm chưa thực sự hợp lý, cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, cụ thể là:
Trong khi BLTTDS quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của UỶ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh và Hội đồng Thẩm phán TANDTC gồm tất cả các thành viên thì thành phần Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC chỉ gồm 3 Thẩm phán (tức là chỉ bằng số lượng thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm) là không hợp lý, không đảm bảo chất lượng của hoạt động giám đốc thẩm; do đó, cần nghiên cứu theo hướng tăng số lượng thành viên Hội đồng giám đốc thẩm để nâng cao chất lượng xét xử.
Tuy khoản 2 Điều 292 BLTTDS có quy định: “Khi xét thấy cần thiết,
Toà án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm” nhưng thực tế xét xử giám đốc thẩm từ trước đến nay, Toà dân sự TANDTC chưa bao giờ triệu tập đương sự và người khác có liên quan đến tham dự phiên toà giám đốc thẩm. Thực tế này xuất phát từ những lý do dưới đây:
- Thứ nhất, việc kháng nghị giám đốc thẩm không bắt buộc trên cơ sở
khiếu nại của đương sự và nếu đương sù có đơn khiếu nại thì kháng nghị cũng không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự nêu trong đơn mà phụ thuộc vào đánh giá của người có thẩm quyền về những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đó, trên cơ sở đề xuất của cơ quan tham mưu, giúp việc (Toà dân sự TANDTC, Vô 5 VKSNDTC). Tại phiên toà giám đốc thẩm, hoặc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, hoặc đại diện VKSNDTC sẽ bảo vệ quan điểm chấp nhận kháng nghị, tuỳ theo Chánh án TANDTC hay Viện trưởng VKSNDTC là người kháng nghị. Việc triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm là không cần thiết.
- Thứ hai, việc đảm bảo sự có mặt của những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến nội dung kháng nghị đến tham dù phiên toà giám đốc thẩm trên thực tế là rất khó khăn cho chính bản thân họ,
do Tòa dân sự TANDTC tuy phải đảm nhiệm chức năng xét xử giám đốc thẩm tất cả các vụ án trên toàn quốc, nhưng không tiến hành xét xử lưu động như các Toà phúc thẩm TANDTC, mà chỉ giải quyết các công việc tại trụ sở TANDTC (ở Hà Nội).
- Thứ ba, việc triệu tập các đương sự và những người có liên quan đến
kháng nghị đến tham gia phiên toà giám đốc thẩm sẽ dễ gây nên sự hiểu nhầm giám đốc thẩm là cấp xét xử thứ ba; trong khi bản chất của giám đốc thẩm chỉ là xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án. Bên cạnh đó, nếu không bắt buộc phải triệu tập tất cả các đương sự thì sẽ tạo nên sự tuỳ tiện của Hội đồng giám đốc thẩm và sẽ gây tâm lý nghi ngờ từ phía đương sự không đồng tình với kháng nghị nếu họ không được triệu tập, vì hiển nhiên kháng nghị là để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, mà bản án, quyết định đó đã khẳng định quyền lợi hợp pháp của phía đương sự đó.
- Thứ tư, thực tế hiện nay Toà dân sự TANDTC không có phòng xét xử,
không có phòng nghị án để các thành viên Hội đồng xét xử có thể thảo luận, biểu quyết; các phiên toà giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC đều được tiÕn hành tại phòng làm việc của thẩm phán, nên thủ tục của các phiên toà thường khá đơn giản, nhiều vấn đề mang tính thủ tục bị lược bớt. Do đó, tâm lý chung của Hội đồng xét xử là ngại để đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người được đương sự uỷ quyền tham dù phiên toà giám đốc thẩm.
Về quy định người có thẩm quyền kháng nghị được rút kháng nghị:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 289 BLTTDS thì: “Người đã kháng
nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm”. Quy định cho phép người kháng
BLTTDS so với PLTTGQCVADS. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, hiện nay có quan điểm cho rằng việc cho phép người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm lại có quyền rút chính quyết định kháng nghị của mình là không hợp lý, thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là quyết định của
cá nhân người có thẩm quyền, thể hiện ý kiến chủ quan của họ về việc cho rằng việc giải quyết vụ án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nên bản án, quyết định có hiệu lực đó là không hợp pháp, thiếu hoặc thậm chí không có căn cứ. Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác quyết định kháng nghị là có căn cứ thì Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Quyết định kháng nghị chủ là ý kiến nhận định chủ quan của cá nhân người có thẩm quyền và không phải là quyết định có hiệu lực thi hành ngay như quyết định hành chính hoặc quyết định tố tụng khác, mà nó chỉ mới là tiền đề để Hội đồng giám đốc thẩm xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Trên thực tế, không phải lúc nào việc kháng nghị cũng có căn cứ, nên đã có nhiều trường hợp kháng nghị đã không được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận.
- Thứ hai, khi kháng nghị, người có thẩm quyền đã nêu ra một hoặc
một số lý do để khẳng định có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, nhưng khi rút kháng nghị thì lại không nêu rõ lý do để phủ nhận những nhận định đã nêu trong kháng nghị. Điều này tạo ra nên một sự nhìn nhận không tích cực từ phía dư luận xã hội đối với uy tín chuyên môn của người có thẩm quyền kháng nghị, vì vừa mới thấy có quyết định kháng nghị, trong đó phân tích các căn cứ khẳng định bản án, quyết định có sai lầm, sau đó lại thấy chính người kháng nghị ra quyết định rút kháng nghị mà không nêu rõ lý do gì.
- Thứ ba, việc cho phép người có thẩm quyền kháng nghị được rút lại chính quyết định kháng nghị của mình sẽ tạo cho người có thẩm quyền kháng nghị nảy sinh tâm lý tuỳ tiện, chuyên quyÒn trong hoạt động tố tụng. Thực tế người có thẩm quyền kháng nghị lại là người đứng đầu cơ quan, thậm chí là người đứng đầu ngành Kiểm sát hoặc Toà án, nên khi Hội đồng xét xử giám đốc thẩm muốn bác kháng nghị thì đều phải báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo TANDTC. Vì vậy, Hội đồng xét xử rất ngại phải báo cáo lãnh đạo TANDTC về những điểm không có căn cứ của kháng nghị (do tâm lý sợ bị hiểu là cấp dưới bắt lỗi, phê bình cấp trên), nên mặc dù thấy kháng nghị là chưa có căn cứ, nhưng vẫn cố tìm mọi lý do để chấp nhận kháng nghị, chứ thường không dám xử bác kháng nghị. Thực tế là kể từ khi BLTTDS có hiệu lực thi hành, Hội đồng giám đốc thẩm Toà dân sự TANDTC chưa xử bác một kháng nghị nào của Chánh án TANDTC, mà chỉ xử bác kháng nghị của Viện trưởng