Thẩm quyền kháng nghị

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Theo quy định tại Điều 285 BLTTDS, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Như vậy, tiếp thu quy định của Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND năm 2002, BLTTDS đã loại trừ thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trưởng VKSNDTC. Theo quy định của BLTTDS, các chức danh này không phải là người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự mà chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, nếu được uỷ nhiệm. Trên thực tế, việc áp dụng quy định này đang có nhiều vấn đề cần đặt ra để giải quyết về mặt lý luận:

- Thứ nhất, thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là thẩm quyền tố

tụng chứ không phải là thẩm quyền hành chính nên việc Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC uỷ quyền cho cấp phó là không phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, do khối lượng công việc của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hiện nay là quá lớn, vì họ không chỉ phải lo quán xuyến mọi công việc với tư cách là lãnh đạo cao nhất của một ngành, tức là đảm nhiệm chức danh quản lý như bất kỳ người đứng đầu một ngành nào, mà họ còn phải thực hiện công việc của một chức danh tố tụng, nên nếu không uỷ quyền thì không thể đảm đương được, dù chỉ là nghe cán bộ dưới quyền báo cáo để quyết định. Vì vậy, quy định này là không khả thi.

- Thứ hai, việc quy định Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp

tỉnh có thẩm quyền kháng nghị rồi lại chính họ chủ trì (trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán TAND cÊp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán TANDTC) hoặc cấp dưới của họ thực hiện

việc xét xử giám đốc thẩm vụ án đó sẽ dễ bị cho là không khách quan, “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thực tế hiện nay có không Ýt trường hợp Chánh án sau khi ban hành quyết định kháng nghị, yêu cầu huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, lại ký một quyết định không chấp nhận chính bản kháng nghị của mình hoặc Chánh án, Viện trưởng sau khi ban hành quyết định kháng nghị lại ban hành quyết định rút chính kháng nghị đó.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w