Thực trạng tiếp nhận đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 66)

d. Về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

2.2.1.1. Thực trạng tiếp nhận đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm

những hạn chế nhất định.

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁMĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ DÂN SỰ TOÀ ÁN NHÂN DÂN ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ DÂN SỰ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

2.2.1. Thực trạng hoạt động phát hiện vi phạm pháp luật trong quátrình giải quyết vụ án dân sự thông qua việc tiếp nhận và giải quyết trình giải quyết vụ án dân sự thông qua việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nạipháp luật tại Toà dân sự TANDTC

2.2.1.1. Thực trạng tiếp nhận đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giámđốc thẩm đốc thẩm

“Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái

thẩm của Toà án và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành, nếu có kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, kiến nghị thì không giải quết theo quy định của Chương này (Chương XXXIII - Khiếu nại,

tố cáo trong tố tụng dân sự) mà được giải quyết theo quy định của các

chương tương ứng của Bộ luật này” [Khoản 2 Điều 391,]. Nh vậy, bản án,

quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp mà bị khiếu nại, kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì sẽ được giải quyết theo các quy định tại Chương XVIII, Phần thứ tư BLTTDS.

Theo quy định hiện hành thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị; đối với Viện kiểm sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị [Điều 284, BLTTDS]. Tuy nhiên, trên thực tế, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh không thể nào tự mình trực tiếp giải quyết tất cả các khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự; đồng thời các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức là những chủ thể có thể đã tham gia vào quá trình tố tụng, còng có thể không và xu hướng thông thường là khiếu nại, kiến nghị để bảo vệ quyền lợi của chính mình (đương sự) hoặc bênh vực quyền lợi cho một bên đương sự; hơn nữa, toàn bộ các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để giải quyết vụ án là do Toà án thu thập, xây dựng thành hồ sơ vụ án và hồ sơ vụ án duy nhất Toà án lưu giữ, nên có thể khẳng định là các khiếu nại, kiến nghị yêu cầu giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật luôn thể hiện tính chủ quan của người khiếu nại, kiến nghị và căn cứ để xem xét giải quyết các yêu cầu khiếu nại, kiến nghị (là hồ sơ vụ án) lại không nằm trong tay người khiếu nại, kiến nghị. Vì vậy trên thực tế, người có thẩm quyền kháng nghị không thể chỉ căn cứ vào nội dung khiếu nại, kiến nghị của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức để quyết định ngay việc kháng nghị một bản án, quyết định dân sự nào đó; mà nhất thiết phải thông qua mét quy trình xem xét, đánh giá lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, đối chiếu với nội dung khiếu nại, kiến nghị thì mới có thể phát hiện ra sù vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; trên cơ sở đó sẽ báo cáo, đề xuất với người có thẩm quyền cân nhắc việc kháng nghị bản án,

quyết định dân sự đó theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, trong cơ cấu tổ chức của Toà án, Viện kiểm sát ở cấp có chức năng giám đốc thẩm, đã hình thành trên thực tế các bộ phận làm công tác giúp việc cho người có thẩm quyền, thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại của đương sự, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật.

Đầu năm 2008, lãnh đạo TANDTC ban hành văn bản về quy định tạm thời việc phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành TAND [Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 01/02/2008 của Chánh án TANDTC]. Đây chính là văn bản đầu tiên trong ngành TAND quy định về thẩm quyền, trình tự giải quyết giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của TAND các cấp đã có hiệu lực pháp luật; theo đó, những trường hợp sau đây thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Toà dân sự TANDTC:

- Bản án, quyết định dân sự của TAND cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật bị khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và sau khi Chánh án TAND cấp tỉnh đã có văn bản trả lời mà vẫn tiếp tục có khiếu nại, kiến nghị;

- Bản án, quyết định dân sự của TAND cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật bị khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; kể cả trường hợp sau khi Toà dân sự TANDTC có văn bản trả lời mà vẫn tiếp tục có khiếu nại, kiến nghị thì Toà dân sự TANDTC phải làm Tờ trình báo cáo Phó Chánh án phụ trách, sau đó chuyển Tờ trình có ý kiến của Phó Chánh án phụ trách cho Ban Thư ký TANDTC để trình Phó Chánh án thường trực quyết định;

- Bản án, quyết định dân sự phúc thẩm của các Toà phúc thẩm TANDTC; kể cả trường hợp sau khi Toà dân sự TANDTC có văn bản trả lời mà vẫn tiếp tục có khiếu nại, kiến nghị thì Toà dân sự TANDTC phải làm Tờ trình báo cáo Phó Chánh án phụ trách, sau đó chuyển Tờ trình có ý kiến của

Phó Chánh án phụ trách cho Ban Thư ký TANDTC để trình Phó Chánh án thường trực quyết định.

Như vậy, thực tế hiện nay Toà dân sự TANDTC có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với hầu hết các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, vì số lượng bản án, quyết định dân sự của TAND cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật (do không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm) thuộc thẩm quyền xem xét giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh là không đáng kể. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện việc giải quyết vụ án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì Toà dân sự TANDTC phải đề xuất người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Thực tế hiện nay, Toà dân sù TANDTC không chỉ thực hiện duy nhất nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự mà bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị Chánh án TANDTC, hoặc Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị, mà công việc nặng nề nhất, chiếm khối lượng lớn nhất của Toà dân sù TANDTC chính là tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại của đương sự, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp. Về nguyên tắc chung, mọi đơn khiếu nại, mọi kiến nghị bản án, quyết định dân sự gửi đến cơ quan cấp giám đốc thẩm đều phải được phân loại, xử lý và đưa ra phản hồi. Qua xem xét, nếu thấy bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, đủ căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, thì Toà dân sù TANDTC làm tờ trình báo cáo đề xuất Chánh án TANDTC kháng nghị bản án, quyết định dân sự đó; trong trường hợp xét thấy bản án, quyết định dân sự bị khiếu nại,

kiến nghị là có căn cứ, đúng pháp luật, thì Toà dân sù TANDTC sẽ trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân đã có khiếu nại, kiến nghị.

Thực hiện chức năng này Toà dân sù TANDTC tiếp nhận đơn khiếu nại

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w