Bổ sung quy định về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 110 - 113)

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.1.1. Bổ sung quy định về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm

kiến nghị giám đốc thẩm

So với các quy định tại PLTTGQCVADS thì BLTTDS đã có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, như không quy định việc điều tra không đầy đủ là căn cứ kháng nghị; thu hẹp phạm vi quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm; hạn chế thẩm quyền kháng nghị; cho phép người có thẩm quyền kháng nghị được rút kháng nghị… Tuy nhiên, điểm bất cập đầu tiên mà tác giả luận văn muốn đề cập đến là trong BLTTDS vẫn không khắc phục được thiếu sót trong PLTTGQCVADS là chưa có quy định về thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Trong thực tế thì từ trước khi có PLTTGQCVADS đến nay, việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp vẫn do Toà dân sự TANDTC đảm nhiệm. Mãi đến đầu năm 2008, Chánh án TANDTC mới ban hành Thông báo số 01/TB-TANDTC-TK ngày 01/02/2008 về Quy định tạm thời về việc phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành TAND; đây là văn bản đầu tiên trong ngành TAND có quy định về thẩm quyền, trình tự giải quyết giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của TAND các cấp đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, thực tế hiện nay Toà dân sự TANDTC có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với hầu hết các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, vì số lượng bản án, quyết định dân sự của TAND cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật (không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm) thuộc thẩm quyền xem xét giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh là không đáng kể. Trong quá trình giải quyết các khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu

lực pháp luật, nếu phát hiện việc giải quyết vụ án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì Toà dân sự TANDTC phải đề xuất người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, như tác giả luận văn này đã phân tích thì việc Toà dân sự TANDTC vừa làm nhiệm vụ phát hiện việc vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, vừa thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm bản án, quyết định đó sau khi người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ dẫn đến tình trạng chủ quan và “tiền hậu bất nhất”; đồng thời, Thông báo nêu trên của Chánh án TANDTC không thể coi là căn cứ pháp lý để giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, trong đó có việc phát hiện việc vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, giải pháp đầu tiên để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC là phải bổ sung cơ sở pháp lý về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm và phải có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm. Vẫn biết như hiện tại là không hợp lý, nhưng thực tế Toà dân sự TANDTC lại là đơn vị tập trung những thẩm tra viên, chuyên viên, thẩm phán có kiến thức pháp luật dân sự tốt hơn, kinh nghiệm giải quyết các vụ án dân sự nhiều hơn so với đội ngũ chuyên viên, thẩm tra viên, thẩm phán ở các đơn vị khác, nên nếu Toà dân sự TANDTC chỉ thực hiện chức năng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì không biết đơn vị nào có thể đảm đương được mảng việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 391 BLTTDS thì việc thông báo vi phạm pháp luật của đương sự có được coi là khiếu nại được giải quyết theo các quy định riêng chứ không theo quy định tại chương XXXIII Bộ luật này

không? Nếu có thì thủ tục như thế nào, nhất là thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết, cấp quyết định cuối cùng…? Đây là một trong những vướng mắc khi áp dụng các quy định của BLTTDS về thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, việc hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra bước đột phá trong giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, cũng như khối lượng và chất lượng xét xử giám đốc thẩm. Trước hiện tượng số lượng đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị mà Toà dân sự TANDTC phải tiếp nhận lớn như hiện nay, cần phải có cơ chế cụ thể để giảm áp lực cho những người làm công tác giải quyết đơn khiếu nại và người có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm; đồng thời đảm bảo những bản án, quyết định có hiệu lực phải được các đương sự tuân thủ thi hành. Do vậy, cần tính đến giải pháp chống việc đương sự lạm dụng quyền khiếu nại giám đốc thẩm để kéo dài thời gian phải chấp hành bản án, nhất là những trường hợp việc khiếu nại rõ ràng là không có căn cứ. Muốn như vậy thì BLTTDS cần phải bổ sung các quy định theo hướng sau:

Một là, cần quy định việc tiếp nhận và quyền phân loại, sàng lọc đơn

khiếu nại giám đốc thẩm, theo hướng nếu qua phân loại, sàng lọc thấy việc khiếu nại là không có cơ sở thì không thụ lý giải quyết.

Hai là, cần quy định về nghĩa vụ tài chính đối với người khiếu nại. Cụ

thể là đương sự khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm phải tạm ứng một khoản phí nhất định (giống như án phí sơ thẩm). NÕu việc khiếu nại không có căn cứ, thì người khiếu nại phải chịu mất khoản phí tạm ứng này.

Ba là, cần quy định về thủ tục khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm như

thủ tục khởi kiện vụ án dân sự; tức là đơn khiếu nại phải nêu được yêu cầu khiếu nại, lý do khiếu nại, các căn cứ cho rằng việc giải quyết vụ án là có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nên bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật là không có căn cứ, trái pháp luật và phải bị kháng nghị.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w