d. Về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
2.2.1.2. Thực trạng giải quyết đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm
quy định của BLTTDS. Hàng năm, TANDTC nhận được rất nhiều đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác qua nhiều con đường như nộp trực tiếp tại Phòng tiếp dân thuộc Ban Thanh tra TANDTC, qua bưu điện hoặc do các cơ quan Trung ương của Đảng, Chính phủ, Quốc hội; Đoàn Đại biểu Quốc hội; cá nhân đại biểu Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo hoặc nguyên là lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình… chuyển đến qua đường công văn kèm theo văn bản kiến nghị yêu cầu xem xét, giải quyết. Nhiều trường hợp đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác còn vừa gửi đơn khiếu nại, kiến nghị tới VKSNDTC, TANDTC, vừa gửi cả cho các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan phát thanh, báo chí, truyền hình để yêu cầu can thiệp, giúp đỡ, dẫn đến tình trạng có rất nhiều đơn khiếu nại về cùng một vụ việc nhưng lại do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến. Điều này đã gây khó khăn lớn cho các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn.
2.2.1.2. Thực trạng giải quyết đơn khiếu nại, văn bản kiến nghịgiám đốc thẩm giám đốc thẩm
Về nguyên tắc, nếu bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là có căn cứ, đúng pháp luật thì Toà dân sù TANDTC sẽ trả lời khiếu nại, kiến nghị đương sự, cơ quan, tổ chức; nếu bản án, quyết định có hiệu lực nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án thì Toà Dân sự TANDTC phải làm tờ trình đề xuất Chánh án TANDTC kháng nghị bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, việc giải
quyết khiếu nại, kiến nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thực tiễn là rất phức tạp, vì không phải tất cả các bản án, quyết định có hiệu lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đều phải kháng nghị giám đốc thẩm; mà kháng nghị hay không kháng nghị còn phụ thuộc vào sự đánh giá của người có thẩm quyền kháng nghị về việc có hay không sự vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, nếu có sự vi phạm thì là có nghiêm trọng hay không nghiêm trọng đến mức phải kháng nghị. Bên cạnh đó, việc giải quyết đơn khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm là một quy trình, có sự tham gia của nhiều người, qua nhiều khâu, nhiều cấp độ và thực tế hiện nay là cả Toà dân sự TANDTC và Vụ kiểm sát xét xử các vụ việc dân sự VKSNDTC (Vô 5) đều thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo trong việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; hơn nữa, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC đều có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, nên nhiều khi việc xác định là “có vi phạm pháp luật hay không”, nếu có vi phạm thì là “nghiêm trọng hay chưa đến mức nghiêm trọng” giữa từng bộ phận, từng cấp, từng cơ quan, và từng cá nhân có thẩm quyền kháng nghị là rất không đồng nhất. Do đó, trong thực tiễn giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm vụ án dân sự, thường xảy ra các trường hợp sau:
Thứ nhất, Sau khi bản án, quyết định dấn ự của TAND cấp tỉnh có hiệu lực pháp luật, nhưng do có khiếu nại của đương sự, nên Toà dân sự TANDTC đã trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị, nhưng người khiếu nại, kiến nghị không đồng ý và tiếp tục khiếu nại, kiến nghị. Sau đó Toà dân sự TANDTC lại báo cáo đề xuất Chánh án TANDTC kháng nghị và Chánh án TANDTC đã kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm, Toà dân sự TANDTC lại chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC. VÝ dô: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản” ở tỉnh Khánh Hoà, giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Bùi Văn Thới, bà Nguyễn Thị Loan với bị đơn là ông Nguyễn Văn Bảy:
Theo trình bày của ông Thới, bà Loan thì: Do có nhu cầu nuôi cừu nên cuối năm 2004, ông bà đã hỏi mua cừu giống của ông Bảy. Ông bà và ông Bảy thoả thuận miệng về việc mua bán đàn cừu gồm 52 con với giá 185.000.000đ. Ông Bảy cam đoan trong đàn cừu có 43 con là cừu Việt Nam đuôi ngắn thuần chủng, (là loại giống tốt), chỉ có 1 con là cừu Thái Lan đuôi dài (là loại giống xấu). Ông bà đã thanh toán cho ông Bảy đủ 185.000.000đ và nhận đủ 52 con cừu. Đến ngày 16/02/2005, khi tắm cho cừu, ông Thới, bà Loan phát hiện trong 43 con cừu đuôi ngắn thì chỉ có 6 con thuộc giống cừu Việt Nam đuôi ngắn thuần chủng, còn lại là 37 con là cừu Thái Lan đuôi dài nhưng đã bị chặt ngắn đuôi để trông giống như cừu Việt Nam. Ông bà khởi kiện, yêu cầu TAND thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà buộc ông Bảy phải bồi thường chênh lệch thoả đáng cho ông bà do đã giao cừu không đúng chủng loại nh đã thoả thuận.
Ông Bảy không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thới, bà Loan với lý do là ông Thới, bà Loan đã xem và quyết định mua cả đàn 52 con cừu của ông với giá 185.000.000đ. Hai bên không có thoả thuận gì khác. Vợ chồng ông Thới, bà Loan đã giao đủ tiền cho ông; ông cũng đã giao cừu cho ông Thới, bà Loan nên hợp đồng đã hoàn tất.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 55/DSST ngày 26/9/2005, TAND thị xã Cam Ranh đã quyết định: Buộc ông Bảy phải bồi thường tiền chênh lệch tài sản cho ông Thới, bà Loan là 40.166.000đ.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Bảy kháng cáo cho rằng hợp đồng mua bán không thoả thuận về chủng loại cừu; Toà án cấp sơ thẩm kết luận ông vi phạm hợp đồng và buộc ông phải bồi thường cho ông Thới, bà Loan chênh lệch giá là không đúng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 03/DSPT ngày 05/01/2006, TAND tỉnh Khánh Hoà đã quyết định sửa bản án sơ thẩm: Bác yêu cầu của ông Thới, bà Loan về việc yêu cầu ông Bảy bồi thường thiệt hại về hợp đồng mua bán cừu.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Thới, bà Loan có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm nêu trên.
Quá trình nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đơn khiếu nại của đương sự ông Thới, bà Loan, Toà dân sù TANDTC đã đề xuất Chánh án TANDTC trả lời đơn khiếu nại cho ông Thới, bà Loan (với lý do: Theo giấy biên nhận tiền do ông Thới, bà Loan xuất trình thì ông Bảy chỉ ghi số lượng cừu, số tiền đã nhận, không ghi chủng loại cừu gì, đuôi dài hay đuôi ngắn; bên bán đã giao cừu cho bên mua, bên mua đã nhận cừu và trả đủ tiền). Chánh án TANDTC đã nhất trí với quan điểm đề xuất và yêu cầu Toà dân sự
TANDTC trả lời khiếu nại cho ông Thới, bà Loan. Tại Công văn số 2469/DS ngày 29/9/2006, Toà Dân sự TANDTC đã trả lời đơn khiếu nại cho ông Thới, bà Loan.
Tại Phiếu chuyển số 01/CV-ĐB ngày 05/01/2007, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã chuyển đơn khiếu nại của ông Thới, bà Loan đối với bản án phúc thẩm đến Chánh án TANDTC xem xét theo thẩm quyền. Chánh án TANDTC yêu cầu Toà dân sù TANDTC xem xét lại vụ án.
Sau khi xem xét lại các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, Toà dân sự TADNTC lại đề xuất Chánh án TANDTC kháng nghị bản án phúc thẩm (với lý do: Ông Bảy đã vi phạm hợp đồng, giao vật không đúng chủng loại; nên ông Thới, bà Loan có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Điều 430 BLDS năm 1995, Toà án cấp phúc thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn là không đúng).
Tại Quyết định kháng nghị số 03/2009/KN-DS ngày 02/01/2009, Chánh án TANDTC đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm; đề nghị Toà Dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Khánh Hoà xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 112/2009/DS-GĐT ngày 24/3/2009, Toà dân sự TANDTC đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC, huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 03/DSPT ngày 05/01/2006 của TAND tỉnh Khánh Hoà; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Khánh Hoà xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, Toà dân sự TANDTC đã trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị, sau
đó Viện trưởng VKSNDTC đã kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm, Toà dân sự TATDTC lại chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Ví dô: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng liên kết đầu tư xây dựng” tại thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là ông NguyÔn Văn Liêm với bị đơn là Công ty TNHH xây dựng, thương mại Sài Gòn Viễn Đông, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Trần Minh Phượng:
Theo ông Nguyễn Văn Liêm trình bày thì: Thông qua môi giới của chị Trần Thị Như Luyến, ngày 03/01/2002 ông đã nhận chuyển nhượng của bà Trần Minh Phượng quyền sử dụng một nền đất có diện tích 64m2 (kích thước 4m ngang, 16m dài) thuộc khu dân cư Rạch Miễu, quận Phú Nhuận, mang sè 16 lô C1, có mặt tiền là đường Phan Xích
Long với giá 16 triệu 500 nghìn đồng/m2, thành tiền là 1 tỷ 56 triệu đồng. Bà Phượng nói với ông là bà mua nền đất này của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Sài Gòn Viễn Đông (sau đây gọi tắt là Công ty Sài Gòn Viễn Đông) và đã dẫn ông đi coi vị trí đất, ông thấy đúng là đất có mặt tiền ở đường Phan Xích Long. Ông đã trả cho bà Phượng tổng cộng 983 triệu 40 nghìn đồng. Ngày 27/01/2002, ông Hạnh (chồng bà Phượng) dẫn ông đến trụ sở Công ty Sài Gòn Viễn Đông để nhận hợp đồng sang tên. Khi nhận bản hợp đồng, ông không thấy có tờ hoạ đồ vị trí nền đất, nhưng vì đã biết vị trí nền đất qua bản vẽ ngày 27/3/2001 của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố nên ông không thắc mắc. Công ty Sài Gòn Viễn Đông đã chuyển tên chủ hợp đồng từ tên bà Phượng sang tên ông và khẳng định là nền đất số 16 lô C1 có mặt tiền ở đường Phan Xích Long. Tháng 3/2002, Công ty Sài Gòn Viễn Đông mời ông lên nhận đất nhưng lại giao cho ông nền đất sè 25 lô C1 có mặt tiền ở đường Hoa Cúc. Ông đồng ý nhận nền đất có mặt tiền ở đường Hoa Cúc, nhưng yêu cầu Toà án buộc Công ty Sài Gòn Viễn Đông và bà Phượng phải bồi hoàn giá trị chênh lệch giữa hai nền đất là 512 triệu đồng, vì thời điểm giao dịch thì chênh lệch giữa nền đất mặt tiền đường Phan Xích Long và nền đất mặt tiền đường Hoa Cúc là 8 triệu đồng/m2 hoặc Công ty Sài Gòn Viễn Đông và bà Phượng phải bồi hoàn chênh lệch theo giá thị trường.
Đại diện Công ty Sài Gòn Viễn Đông không chấp nhận yêu cầu của ông Liêm và trình bày: Công ty Sài Gòn Viễn Đông và Công ty kỹ thuật xây dựng quận Phú Nhuận có thoả thuận liên kết trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Rạch Miễu, quận Phú Nhuận. Ngày 19/11/1998, Công ty Sài Gòn Viễn Đông và vợ chồng ông Lê Ngọc Điệp, bà Lê Thị Loan ký hợp đồng số 20/HĐLK/98 về việc liên kết đầu tư xây dựng công trình khu dân cư Rạch Miễu. Theo hợp đồng thì ông Điệp, bà Loan phải góp 486 triệu 400 nghìn đồng để đầu tư xây dựng mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và công trình công cộng khu dân cư Rạch Miễu; đổi lại ông Điệp, bà Loan sẽ được nhận 2 nền đất số 15 và 16 thuộc lô C1, có tổng diện tích 128m2 (mỗi nền có kích thước 4m x 16m), có hoạ đồ kèm theo hợp đồng. Hoạ đồ này Công ty Sài Gòn Viễn Đông trích từ hoạ đồ đã được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt ngày 10/6/1998, trong đó Công ty Sài Gòn Viễn Đông tự tiến hành đánh số thứ tự các nền đất, cụ thể là đối với lô C1 thì các nền từ số 1 đến số 28 có mặt tiền là đường Hoa Cúc, các nền từ số 29 đến số 56 có mặt tiền là đường Phan Xích Long. Ngày 23/11/2001, ông Điệp, bà Loan nhượng lại nền đất số 16 lô C1 cho bà Trần
Minh Phượng. Công ty Sài Gòn Viễn Đông đã sang tên hợp đồng và có thông báo cho bà Phượng biết nền đất trên có mặt tiền là đường Hoa Cúc. Ngày 24/01/2002, bà Phượng lại đến Công ty Sài Gòn Viễn Đông đề nghị sang tên hợp đồng cho ông Nguyễn Văn Liêm. Công ty Sài Gòn Viễn Đông đã tiến hành sang tên cho ông Liêm, sau đó đã giao bản hợp đồng có hoạ đồ cho ông Hạnh (chồng bà Phượng) để ông Hạnh giao lại cho ông Liêm. Tháng 02/2002, Công ty Sài Gòn Viễn Đông nhận được thông báo của Công ty kỹ thuật xây dựng quận Phú Nhuận về hoạ đồ chi tiết khu dân cư Rạch Miễu; theo đó, số thứ tự các nền đất lại khác so với số của Công ty Sài Gòn Viễn Đông đã tự xác định trước đây. Công ty Sài Gòn Viễn Đông đã mời toàn bộ khách hàng đến để điều chỉnh lại số thứ tự nền đất trên hợp đồng, đồng thời tiến hành giao đất cho khách hàng thì phát hiện hợp đồng của ông Liêm không có tờ hoạ đồ đính kèm. Lúc đó, ông Liêm đã không đồng ý điều chỉnh hợp đồng và cũng không nhận đất vì cho rằng nền đất ông mua có mặt tiền ở đường Phan Xích Long. Công ty yêu cầu ông Liêm phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Minh Phượng trình bày: Bà biết ông Nguyễn Văn Liêm qua sự giới thiệu của bà Trần Thị Sanh. Ngày 03/01/2002, ông Liêm thoả thuận mua nền đất số 16 lô C1 của bà với đơn giá 16 triệu 500 nghìn đồng/m2; việc mua bán có chị Trần Thị Như Luyến (con gái bà Sanh) làm chứng. Bà đã đưa cho ông Liêm xem toàn bộ giấy tờ liên quan và đã nói rõ nguồn gốc nền đất này là bà mua của ông Điệp, bà Loan. Ông Liêm đã giao cho bà tổng cộng 983 triệu 40 nghìn đồng. Bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Liêm, vì khi bà mua đất của ông Điệp, bà Loan và khi bán lại cho ông Liêm thì cũng chỉ mua bán trên giấy tờ, không biết cụ thể vị trí đất vì chưa được nhận đất; hai bên cũng không thoả thuận là nền đất nằm ở mặt đường nào, chỉ thoả thuận mua bán nền số 16 lô C1; bà không rao bán nền đất có mặt tiền ở đường Phan Xích Long. Bà đã giao đủ hợp đồng kèm hoạ đồ gồm 4 tờ có đóng dấu giáp lai, nhưng ông Liêm đã tự ý xé bỏ tờ hoạ đồ để đòi bồi thường tiền chênh lệch.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 123/DSST ngày 19/6/2003, TAND quận Phú Nhuận đã quyết định: Buộc Công ty Sài Gòn Viễn Đông phải bồi thường cho ông Nguyễn Văn Liêm khoản tiền chênh lệch giá giữa hai lô đất số 16-C1 mặt tiền đường Phan Xích Long và số 25-C1 mặt đường Hoa Cúc với số tiền là 128 triệu đồng. Buộc bà Trần Minh Phượng phải bồi thường cho ông Nguyễn Văn Liêm khoản tiền chênh lệch giá giữa hai lô
đất số 16-C1 mặt tiền đường Phan Xích Long và số 25-C1 mặt đường Hoa Cúc với số tiền là 256 triệu đồng.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Liêm kháng cáo cho rằng Toà án cấp sơ thẩm buộc ông phải chịu 1/4 tổng thiệt hại (bằng 128 triệu đồng), với lý do ông có lỗi chủ quan không xem xét kỹ chính xác vị trí lô đất, là không đúng. Công ty Sài Gòn Viễn Đông kháng cáo