b. Nguyên nhân khách quan
3.1.2. Việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thờ
dân sự của Toà dân sự TANDTC phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời
Kể từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại của đương sự, văn bản kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, Toà dân sự TANDTC phải khẩn trương xem xét phân loại, nếu thấy việc khiếu nại, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải kịp thời thụ lý, ra quyết định yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Toà dân sự TANDTC để xem xét giải quyết, phân công thẩm tra viên, chuyên viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, đối chiếu với nội dung khiếu nại, kiến nghị để báo cáo lãnh đạo Toà dân sự TANDTC trong thời gian sớm nhất. Cán bộ được phân công một mặt cần nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ vụ án, nội dung khiếu nại, kiến nghị, đối chiếu các quy định của pháp luật để xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị khiếu nại, kiến nghị, trên cơ sở đó có văn bản báo cáo đề xuất người có thẩm quyền về phương án giải
quyết khiếu nại, kiến nghị. Ngay sau khi người có thẩm quyền có ý kiến kết luận về việc giải quyết đơn khiếu nại, văn bản kiến nghị thì phải dự thảo văn bản (có thể là Công văn trả lời đơn khiếu nại, trả lời kiến nghị hoặc Quyết định kháng nghị để trình người có thẩm quyền ký). Trong trường hợp bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị Chánh án TANDTC kháng nghị, thì Toà dân sự TANDTC phải phèi hợp với Vụ chức năng của VKSNDTC để có thể đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm trong thời hạn luật định.
Do trong các vụ án được đưa ra xét xử giám đốc thẩm, việc tranh chấp thường xảy ra từ trước đó một thời gian khá dài, các đương sự với nhiều lý do khác nhau, thường cung cấp không đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết có liên quan, đồng thời các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm cũng chưa thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết để xác định sự thật khách quan của vụ án, nên trong hồ sơ vụ án thường có sự mâu thuẫn giữa lời khai của các đương sự, mâu thuẫn giữa lời khai của đương sự với lời khai của người làm chứng, với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án và làm chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm cần nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm bắt được toàn bộ những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ, phân tích, đánh giá chứng cứ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Khi cần thiết, phải yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xét xử được đúng đắn.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự lại có xu hướng phá vỡ tính ổn định của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời chính là cũng để tránh tình trạng bản án, quyết định đã được
thi hành sau đó lại bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, gây lãng phí cho Nhà nước và giảm sút niềm tin của nhân dân.