Áp dụng thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là một yêu cầu mang tính khách quan

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

yêu cầu mang tính khách quan

Giám đốc thẩm là xét lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Hoạt động giám đốc thẩm giúp khắc phục được những sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên ở một chừng mực nào đó nó đảm bảo được sự công bằng cần thiết, nhưng đồng thời nó luôn có xu hướng phá vỡ tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạo ra tâm lý của đương sự là không thực sự tin tưởng và phục tùng bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm (là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật ngay từ khi được ban hành), mà luôn trông chờ vào kết quả hoạt động giám đốc thẩm, nên dẫn đến tình trạng không chịu chấp hành án và khiếu nại tràn lan bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm.

Vì vậy, trên thế giới hiện nay tồn tại các quan điểm khác nhau về việc nên hay không nên quy định thủ tục giám đốc thẩm.

Quan điểm thứ nhất cho rằng không cần thiết phải có thủ tục giám đốc

thẩm. Vì Toà án xét xử theo hai cấp (cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm), nếu thêm thủ tục giám đốc thẩm là mặc nhiên chúng ta công nhận Toà án xét xử theo ba cấp. Trong thực tế xã hội, rất nhiều loại công việc mà ta chỉ được phép làm một lần, nếu sai lầm thì rất khó, thậm chí là không thể có cơ hội sửa chữa, khắc phục. Bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật không cứ là phải xét qua nhiều lần, nhiều cấp. Vấn đề cơ bản phụ thuộc vào sự phù hợp của hệ thống các quy phạm pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, vào trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của các Thẩm phán. Mặt khác, sau khi Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử, trong thời hạn luật định, các đương sự, các tổ chức xã hội có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị nêu lý do không đồng tình với bản án sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị và toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thậm chí Toà án cấp phúc thẩm còn có thể xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để đưa ra phán quyết. Nếu việc xét xử của Toà án cấp sơ thẩm là có căn cứ, đúng pháp luật, tức là bản án sơ thẩm đúng, thì Toà án cấp phúc thẩm sẽ quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm; nếu việc xét xử của Toà án cấp sơ thẩm là không có hoặc thiếu căn cứ, không đúng pháp luật thì Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa hoặc huỷ bản án sơ thẩm và nếu huỷ bản án sơ thẩm thì hoặc sẽ giao cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại, hoặc sẽ đình chỉ vụ án. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì bản án, quyÕt định phúc thẩm là bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và mọi công dân, tổ chức xã hội và cơ quan Nhà nước phải nghiêm chỉnh thi hành. Nếu ta xem xét lại chóng theo thủ tục giám đốc thẩm thì sẽ làm mất đi tính ổn định của chính nã, tạo cơ hội

sự khiếu nại, kiến nghị tràn lan, gây khó khăn cho Toà án cấp trên, đồng thời cản trở việc thi hành án.

Quan điểm thứ hai cho rằng cần thiết phải có thủ tục giám đốc thẩm, vì

trên thực tế các nhà làm luật đã tính đến vẫn có sai lầm khi Toà án ban hành bản án, quyết định ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm.

Chúng tôi ủng hộ quan điểm này, bởi lẽ, Toà án là cơ quan quyền lực Nhà nước duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước để đưa ra phán quyết nhằm giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá của các chủ thể trong xã hội. Việc ban hành bản án, quyết định được thông qua những người tiến hành tố tụng. Mà những người tiến hành tố tụng có thể do lạm quyền hoặc do trình độ non kém vÒ nghiệp vụ, dẫn tới ra bản án, quyết định nhưng vẫn bị sai lầm. Mặt khác bản án, quyết định do thẩm phán nhân danh Nhà nước phán quyết, nên hiệu lực là của quyền lực Nhà nước có tính chất cưỡng chế thi hành và không phải bất cứ một cơ quan quyền lực nào đó có quyền sửa đổi hay điều chỉnh lại bản án, quyết định đó. Nếu như không quy định một thủ tục để xem xét lại những bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn bị sai lầm đó thì sẽ dẫn tới tình trạng: không bảo vệ được các quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân; tạo cơ hội cho các thẩm phán lạm quyền và mắc sai lầm; không phù hợp nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp luật nước ta và hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tuy ở mức độ và tên gọi khác nhau, như nước ta gọi là toà giám đốc nhưng một số nước khác gọi là toà phá án.

Tóm lại, việc quy định thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng xuất phát từ những yêu cầu là:

Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc công bằng xã

hội trong hoạt động xét xử, để cho mọi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật tuyệt đối không được trái pháp luật;

Thứ hai, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, Toà án cấp trên có điều kiện

thống kê, kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm khắc phục, sửa chữa những sai phạm và tổng kết kinh nghiệm để hướng dẫn cho việc xét xử được thống nhất;

Thứ ba, đÓ đạt được mục đích là mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của Toà án không có sai phạm, thì thủ tục giám đốc thẩm chính là việc sửa chữa, khắc phục những sai sót trong quá trình xét xử và áp dụng pháp luật;

Thứ tư, để việc xét xử phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và

đúng pháp luật.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm và việc áp dụng chúng trong thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì việc đặt ra các quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm nhằm mục đích đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Toà án có căn cứ, tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung cũng như các quy định của pháp luật về hình thức, phản ánh sự công bằng, khách quan và được dư luận đồng tình ủng hộ, có hiệu lực pháp luật thì phải được tôn trọng và thi hành trên thực tế. Sẽ là không công bằng và vi phạm nguyên tắc pháp chế, nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án lại có sự vi phạm pháp luật, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi Ých hợp pháp của các đương sự, mà vẫn được thi hành. Thực tế này tạo nên sự bất bình của các đương sự đối với các phán quyết của Toà án, làm cho niềm tin vào pháp luật và công lý bị giảm sút, làm cho công tác xét xử không đạt được mục đích là bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước.

Việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn. Thông qua việc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, không chỉ nhằm huỷ bỏ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đã có sai phạm, mà còn định hướng và

trong một chừng mực nhất định nào đó, còn tạo ra tiền lệ để cho Toà án cấp dưới rút kinh nghiệm khi vận dụng giải quyết các vụ việc tương tự. Do đó, thủ tục giám đốc thẩm còn là một phương tiện hướng dẫn của Toà án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới, nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất và đúng pháp luật. Thông qua thủ tục giám đốc thẩm, Toà án còn góp phần vào công tác tuyên truyền pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng dân cư đối với công lý và công bằng xã hội. Việc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, vì ở những nước có chế độ chính trị khác nhau cũng đều áp dụng thủ tục giám đốc thẩm ở một mức độ, một hình thức nhất định. Như vậy, việc quy định về thủ tục giám đốc thẩm là phản ánh và đáp ứng những đòi hỏi là tất yếu khách quan của cuộc sống.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w