Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 119 - 148)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Phương pháp khảo sát

- Xin ý kiến các chuyên gia về các biện pháp đề xuất (phụ lục 4). - Phương pháp thống kê toán học.

3.3.5. Kết quả khảo sát

Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành thăm dò 14 ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí, giảng viên Trường CĐCN Việt Đức với câu hỏi: “Xin Thầy (Cô), các cán bộ quản lí đánh giá về tính cấp thiết

và tính khả thi của các biện pháp trên”.(Mẫu phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp - Phụ lục 4).

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết K. cần thiết Rất khả thi Khả thi K. khả thi 1

Kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT 14 100% 0 0 12 85,7% 2 14,3% 0 2

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT 14 100% 0 0 14 100% 0 0 3

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cơ chế, chính sách động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc quản lý thực hiện chương trình vào giảng dạy 14 100% 0 0 9 64,3% 5 35,7% 0 4

Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình dạy học các môn LLCT 14 100% 0 0 10 71,4 4 28,6 0 5

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình học các môn LLCT 14 100% 0 0 13 92,9% 1 7,1% 0

Qua kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tình khả thi thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, chúng tôi thu được kết quả như sau:

100% ý kiến cho rằng tất cả các biện pháp trên đều rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Tuy nhiên về tính khả thi thì mỗi biện pháp lại được đánh giá khác nhau. Cụ thể:

- 100% ý kiến của cán bộ quản lý và các chuyên gia cho rằng biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT không chỉ rất cần thiết trong quá trình quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, mà khả năng thực hiện cũng rất khả thi. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên cũng như HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học sẽ giúp cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV nhận thức rõ về vai trò của mình. Từ đó thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập các môn LLCT trong nhà trường.

- Biện pháp thứ hai có tính khả thi rất lớn là biện pháp đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình học các môn LLCT. Có 92,9% cho rằng biện pháp rất khả thi, và 7,1% cho rằng có tính khả thi khi thực hiện.

Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình các môn học LLCT sẽ giúp nhà trường xác định được những tiêu chí cần đạt được trong quá trình thực hiện chương trình các môn học LLCT, đồng thời cập nhật thường xuyên về chất lượng giảng dạy cũng như kết quả học tập các môn LLCT của HSSV. Từ đó có hướng khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những mặt đã đạt được.

- Biện pháp tiếp theo được đánh giá có tính khả thi lớn là biện pháp kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Có 85,7% ý kiến cho rằng biện pháp này rất khả thi, và 14,3% cho rằng có tính khả thi. Sở dĩ biện pháp này không được đánh giá 100% rất khả thi, bởi nếu chỉ đưa ra kế hoạch mà không có sự kết hợp của các biện pháp khác thì chất lượng sẽ

không cao. Để thực hiện được biện pháp này, nhà trường cần phải thực hiện đồng bộ với tất cả các biện pháp với nhau, thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra.

- Có 71,4% ý kiến cho rằng biện pháp chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình dạy học các môn LLCT rất có tính khả thi; còn 28,6% có tính khả thi. Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học các môn LLCT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, năng lực học tập, tính chủ động và tư duy sáng tạo của HSSV. Tuy nhiên khi thực hiện biện pháp này cần có sự chỉ đạo sát sao của nhà trường và sự nỗ lực của giảng viên. Bởi hiện nay một số giảng viên vẫn có thói quen sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học truyền thống, chưa biết kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra ở giảng viên vẫn còn có tâm lý ngại đổi mới, ít chịu tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy các môn LLCT.

- Cuối cùng có 64,3% ý kiến cho rằng biện pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cơ chế, chính sách động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc quản lý thực hiện chương trình vào giảng dạy rất khả thi khi thực hiện, và 35,7% cho rằng biện pháp này có tính khả thi. Sở dĩ còn nhiều ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi, bởi khi đổi mới cơ chế, chính sách động viên khuyến khích giảng viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại trong nhà trường còn phải tùy thuộc vào nguồn kinh phí của nhà trường.

Như vậy: chúng ta thấy rằng, mặc dù mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về mức độ cần thiết và hiệu quả khi quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Song hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi, không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đi đúng hướng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình GD & ĐT, thực hiện mục đích ban đầu đã đề ra.

Các biện pháp đề xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm 5 biện pháp sau:

- Kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cơ chế, chính sách động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc quản lý thực hiện chương trình vào giảng dạy

- Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình dạy học các môn LLCT

- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình học các môn LLCT

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT có hiệu quả.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất và nhận thấy tuy mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi, song các biện pháp trên đều được đánh giá rất cao trong hoạt động quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT tại trường CĐCN Việt Đức.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Trên cơ sở các khái niệm có liên quan, chúng tôi xác định nội hàm của khái niệm quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT là quản lý việc xây dựng chương trình dạy học, quản lý quá trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học các môn LLCT trong nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Tiến hành khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi nhận thấy hầu hết giảng viên và cán bộ quản lý có nhận thức đúng về vai trò của quan trọng của hoạt động này trong công tác GD & ĐT. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lý, giảng viên chưa thật sự hiểu đúng về vai trò của nó trong công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT vẫn còn một số hạn chế nhất định. Giảng viên và HSSV còn gặp nhiều khó khăn trong giảng và học tập. Kết quả đạt được trong các môn học LLCT của HSSV không đồng đều, vẫn còn số lượng HSSV xếp loại trung bình, yếu.

Một số phương pháp dạy học tích cực chưa được giảng viên sử dụng thường xuyên, HSSV vẫn có tư tưởng học chống đối. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đã phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của HSSV. Tuy nhiên một số cơ sở cũ còn chưa được sửa chữa, nâng cấp kịp thời đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em.

Để quản lý tổ chức thực hiện chương trình các môn học LLCT đạt được chất lượng và hiệu quả cao, nhà trường đã đề ra một số biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên các biện pháp chưa được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Các biện pháp chỉ đạo quản lý tổ chức thực hiện các môn học LLCT cũng cần phải được thực hiện thường xuyên hơn để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình các môn học LLCT.

3. Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT nhìn chung đã có chất lượng và hiệu quả. Nhà trường đã thực hiện một số biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Song các biện pháp đó còn thiếu tính đồng bộ, chưa có chiều sâu do đó hiệu quả vẫn chưa cao. Để quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT có chất lượng và hiệu quả đỏi hỏi các nhà quản lý cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới cơ chế, chính sách động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc quản lý thực hiện chương trình vào giảng dạy

- Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình dạy học các môn LLCT

- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình học các môn LLCT

2. Kiến nghị

Để công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức có hiệu quả, đòi hỏi nhà trường phải:

- Nâng cao hơn nữa về nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên và sự hợp tác của HSSV trong quá trình quản lý, thực hiện các môn học LLCT.

- Nhà trường cần chỉ đạo sát sao hơn nữa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Đặc biệt là chỉ đạo giảng viên LLCT sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học; tăng cường các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên LLCT.

- Kế hoạch hóa công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT một cách chi tiết, tỉ mỉ. Đồng thời xây dựng một hệ thống văn bản, quy định về việc đổi mới cơ chế, chính sách thi đua khen thưởng phù hợp, khuyến

khích cán bộ, giảng viên LLCT thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá về việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, áp dụng các biện pháp đồng bộ trong đó có các biện pháp mà luận văn đã đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT đạt được mục đích đã đề ra.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại trong nhà trường phục vụ cho quá trình quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để HSSV được học tập tốt nhất.

- Xây dựng văn hóa học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn trong nhà trường. Bên cạnh đó tạo ra môi trường học tập tích cực cho HSSV. Nâng cao tính tự giác, tích cực của HSSV trong quá trình học tập các môn LLCT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Dành cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở), NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW về nâng cao chất

lương đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), đề tài NCKH “Tình hình giảng dạy, học

tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư Tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới”

4. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, Chuyên đề đào tạo quản lý giáo dục.

5. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên 2001), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số Số: 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2008

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 512/QĐ/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, ngày 2

tháng 2 năm 2009

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010 và triển

khai năm học 2010 - 2011 khối các trường Đại học, Cao đẳng, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giới thiệu luật sửa đổi bổ sung một số điều

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 119 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)