8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Quản lý phương pháp dạy
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các môn học nói chung và các môn LLCT nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất của thời đại, do đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để có thể tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác nghiên cứu và giảng dạy LLCT ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Thực tế giảng dạy môn LLCT ở các trường Đại học và Cao đẳng nói chung, các trường Cao đẳng trong những năm vừa qua cho thấy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên không những cần có vốn kiến thức vừa cơ bản, vừa sâu rộng, mà phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng. Vì vậy, khi giảng dạy đòi hỏi một khả năng khái quát, trừu tượng, hệ thống thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù triết học… nên giảng viên không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Lâu lay việc giảng dạy môn LLCT cũng hầu như nặng về thầy đọc trò chép, chưa thực sự gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên. Chính vì vậy nhiều sinh viên đã không hiểu và không diễn đạt được các nội dung cơ bản nhất của bộ môn. Kết quả học tập môn học của không ít sinh viên rất thấp và họ tỏ ra không yêu thích môn học này. Một số sinh viên cho rằng: LLCT là môn học thuần tuý chính trị, nặng về đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, không liên quan gì tới chuyên môn sau này của mình; vì thế, học chỉ để thi cho qua, học có tính đối phó. Bên cạnh đó cũng có phụ huynh không muốn cho con em mình đầu tư nhiều thời gian và công sức cho môn học và theo họ, chỉ nên tập trung vào những môn chuyên ngành… Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động giảng dạy các môn LLCT. Chính vì vậy, nhà trường phải quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa về phương pháp dạy và học môn học này.
Trước hết, cán bộ quản lý cần chỉ đạo, khuyến khích giảng viên đổi mới các phương pháp dạy học tích cực. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về các phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên. Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho giảng viên.
Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là khâu then chốt, quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Để nắm bắt được nội dung kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, sinh viên phải tự rút ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Đối với sinh viên năm thứ nhất, cần phải rèn luyện kỹ năng nghe, viết và nói. Khi nghe giảng, sinh viên phải biết
chắt lọc những nội dung chính để ghi. Về nhà cần đọc lại vở ghi, bổ sung những nội dung ghi thiếu hoặc chưa chính xác. Những vấn đề chưa hiểu cần đánh dấu để hỏi giáo viên hoặc trao đổi với bạn. Trước khi học bài mới cần phải xem lại bài cũ, đọc trước bài mới và những tài liệu có liên quan, coi tài liệu tham khảo là một nguồn thông tin hoàn thiện bài giảng. Phải tích cực, tự giác, chủ động tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp nhận thức phải tiếp cận tới phương pháp nhận thức khoa học.
Để làm được điều đó, cán bộ quản lý các trường quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT có chất lượng cao. Đặc biệt, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy LLCT. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng về các phương pháp giảng dạy của giảng viên về các vấn đề như: phong cách giảng dạy, phương pháp truyền đạt, kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy, nội dung và phương pháp sư phạm… cần phải hết sức khéo léo, tế nhị thông qua nhiều hình thức như: tổ chức dự giờ, thông qua kết quả học tập của người học, qua những đề xuất, kiến nghị của học viên; hoặc cũng có thể dùng phương pháp lấy ý kiến nhận xét của học viên...
Cần thừa nhận một thực tế là, không phải giảng viên nào cũng có khả năng truyền đạt những kiến thức của bộ môn LLCT trừu tượng thành những điều đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên năm thứ nhất. Buổi học dễ trở nên nhàm chán, kém hấp dẫn đối với người học nếu giáo viên không có phương pháp phù hợp. Do vậy, thông qua việc kiểm tra, đánh giá chất lượng về các phương pháp giảng dạy của giảng viên, cán bộ quản lý cần tổ chức những cuộc họp nhằm rút kinh nghiệm cho giảng viên sau mỗi buổi lên lớp, tự hoàn thiện, bổ sung nội dung tri thức và phương pháp giảng dạy, không được thoả mãn với những cái đã có; phải xem mỗi buổi dạy là một lần sáng tạo, thử nghiệm; phải có tinh thần cầu thị, chịu khó học hỏi, tiếp thu và vận dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp với phương pháp truyền thống.
Ngoài ra để nâng cao chất lượng dạy học môn LLCT, cán bộ quản lý của các trường cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên được đi học để nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước, đi tập huấn, tìm hiểu thực tế về chuyên môn… Đồng thời, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy hiện đại như: tăng cường đầu tư phòng học hiện đại, trang bị cho giảng viên các phương tiện dạy học tiên tiến như: máy chiếu xách tay, máy chiếu đa năng, sách báo, tạp chí chuyên ngành… để giúp giảng viên đổi mới các phương pháp dạy học tích cực, nâng cao hứng thú học tập, thu hút sự chú ý của sinh viên.
Cán bộ quản lý cần có những chế độ khen thưởng đối với những giảng viên dạy giỏi, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy bằng lợi ích vật chất, tôn vinh về danh dự, tinh thần. Bên cạnh đó cũng phải nghiêm khắc nhắc nhở, nhậm chí có những kỷ luật thỏa đáng đối với những giảng viên chây lười, ỷ lại, vi phạm nội quy, quy chế trong công tác dạy học.
Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT cũng cần phải có sự kết hợp nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan. Xã hội, nhà trường, các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên và đặc biệt là sinh viên phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của các môn LLCT. Từ đó, thường xuyên thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy, học theo hướng tích cực, thiết thực.