Thực trạng về thái độ của giảng viên và HSSV trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 69 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2. Thực trạng về thái độ của giảng viên và HSSV trong quá trình dạy học

a. Thái độ của giảng viên đối với HSSV trong giờ học LLCT

Tìm hiểu về thái độ của giảng viên đối với HSSV trong các giờ học LLCT, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thái độ của thầy/ cô đối với HSSV trong các giờ dạy học LLCT là như thế nào?” (Câu hỏi 4 - Phụ lục 2). Để xử lý kết

quả thu được, chúng tôi quy định như sau: - Thang điểm:

+ Rất thường xuyên: 3 điểm + Thường xuyên: 2 điểm + Đôi khi: 1 điểm

- Quy ước:

+ 0 - 0,59: Chưa tốt. + 0,60 - 1,59: Ít khi. + 1,60 - 2,59: Tốt. + 2,60 - 3,0: Rất tốt.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Thực trạng thái độ của giảng viên đối với HSSV trong giờ học LLCT

STT Thái độ TB

1 Khuyến khích HSSV bày tỏ nhu cầu, nguyện

vọng học tập 17 2,43 2

2 Phê bình nghiêm khắc nếu các em không học

hoặc học đối phó 15 2,14 4

3 Khuyến khích HSSV chia sẻ kinh nghiệm học

tập với bạn 13 1,86 5

4 Chỉ quan tâm đến nội dung bài giảng, không

quan tâm đến thái độ của HSSV 9 1,29 7

5 Tạo ra bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng

thú học tập cho HSSV 12 1,71 6

6 Nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho

HSSV 19 2,71 1

7 Nhận xét và đánh giá kết quả học tập công

bằng, khách quan 16 2,29 3

8 Luôn giữ khoảng cách với HSSV 8 1,14 8

Tổng 1,95

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: thái độ của giảng viên đối với HSSV trong giờ học đạt được mức độ tốt ( = 1,95). Cụ thể như sau:

Nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho HSSV là thái độ rất tốt của đa số giảng viên khi giảng dạy đối với HSSV ( = 2,71). Trong quá trình

dạy học, nhất là các môn học LLCT, nếu giảng viên nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc cho HSSV sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trừu tượng, khó hiểu, tạo ra sự ham học hỏi của các em, nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên để làm được điều đó, trong quá trình dạy học, giảng viên phải khuyến khích HSSV bày tỏ nhu cầu, nguyện vọng học tập ( = 2,43), trên cơ sở nắm được nhu cầu, nguyện vọng học tập của các em, giảng viên sẽ có những biện pháp tác động đến ý thức, nhận thức của các em trong học tập. Đây là thái độ thứ 2 được giảng viên thực hiện tốt trong giờ học.

Ngoài việc cung cấp tri thức cho HSSV, giảng viên còn phải tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV. Nhận xét, đánh giá kết quả một cách công bằng, khách quan sẽ giúp HSSV biết được những điểm mạnh, những điểm hạn chế của mình trong học tập; đồng thời nó cũng có tác dụng khuyến khích HSSV tích cực, cố gắng hơn trong học tập. Đó là biểu hiện tốt thứ ba được giảng viên thể hiện trong dạy học ( = 2,29).

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV trong giờ học LLCT cũng được thể hiện ở việc phê bình nghiêm khắc nếu các em không học hoặc học đối phó ( = 2,14). Nội dung này cũng được giảng viên thực hiện tốt trong giờ học LLCT sẽ giúp các em có thái độ đúng đắn hơn, ý thức về việc hơn của bản thân.

Trên cơ sở đánh giá kết quả học tập của HSSV; giảng viên khuyến khích sinh viên khá, giỏi giúp đỡ sinh viên học kém hơn mình; tạo ra môi trường học tập thân thiên, tích cực. Đây là một yếu tố luôn luôn được giảng viên thể hiện tốt trong giờ học ( = 1,86).

Yếu tố tiếp theo thể hiện thái độ của giảng viên đối với HSSV trong giờ học là: tạo ra bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập của HSSV ( = 1,71). Từ đó phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo cho HSSV. Mặc dù

đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao hứng thú học tập, phát huy tính tích cực học tập của HSSV, song nó mới chỉ được thực hiện ở mức độ khá tốt, một số giảng viên vẫn chưa còn chú ý đến vấn đề này đã làm hạn chế chất lượng dạy học các môn LLCT.

Tuy giảng viên luôn là một người cố vấn trong học tập, luôn tạo ra mối quan hệ gần gũi với HSSV; song vẫn có một số giảng viên chỉ quan tâm đến nội dung bài giảng, không quan tâm đến thái độ của HSSV ( = 1,71); còn giữ khoảng cách với các em trong quá trình dạy học ( = 1,14). Điều đó khiến HSSV không dám bày tỏ nguyện vọng của mình, gây ảnh hưởng không nhỏ đên chất lượng dạy học các môn LLCT.

b. Tự đánh giá của HSSV về thái độ của HSSV trong giờ học

Với câu hỏi: “Trong các giờ học LLCT, thái độ của bạn được thể hiện như thế nào?”(Câu hỏi 6 - Phụ lục 3) điều tra trên 180 HSSV, chúng tôi thu

được kết quả như sau: -Thang điểm: + Rất thụ động: 0 điểm + Thụ động: 1 điểm + Bình thường: 2 điểm + Tích cực: 3 điểm + Rất tích cực: 4 điểm -Quy ước: + 0 - 0,59: Rất thụ động + 0,60 - 1,59: Thụ động + 1,60 - 2,59: Trung bình + 2,60 - 3,59: Tích cực

Kết quả thu được ở bảng sau cho thấy: thái độ học tập của HSSV trong giờ học ở mức độ trung bình ( = 2,49). Điều này được thể hiện ở những mức độ khác nhau, cụ thể:

Bảng 2.6. Tự đánh giá của HSSV về thái độ của HSSV trong giờ học các môn LLCT

STT Thái độ TB

1 Chủ động đóng góp ý kiến 458 2,54 5

2 Chỉ nêu lên ý kiến khi giảng viên yêu cầu 599 3,33 2 3 Hăng hái, tích cực, tự giác trong học tập 421 2,34 6

4 Thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh

nghiệm học tập với bạn bè 507 2,82 4

5 Luôn có tinh thần phê bình và tự phê bình 316 1,76 8

6 Ngồi học vì phải chấp hành quy chế 623 3,46 1

7 Có mặt vì sợ điểm danh 237 1,32 9

8 Thụ động, lười học 341 1,89 7

9

Có ý thức chuẩn bị bài, tích cực trao đổi với

giảng viên 546 3,03 3

Tổng 2,49

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Ngồi học vì phải chấp hành quy chế chiếm số lượng lớn ở HSSV ( = 3,46). Chứng tỏ các em còn lười học, không có thái độ học tập tích cực. Yếu tố này lại giữ vị trí đầu tiên, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy các môn LLCT. Vì vậy, giảng viên cần chú ý đến điều này để tìm ra những biện pháp khắc phục.

Yếu tố thứ 2 cũng thể hiện thái độ không tốt của HSSV, các em chỉ nêu ý kiến khi giảng viên yêu cầu ( = 3,33). Điều đó cho thấy HSSV chưa tích cực phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo trong học tập.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố hạn chế tính tích cực học tập nêu trên, đối với một số HSSV, các em vẫn có ý thức chuẩn bị bài, tích cực trao đổi với giảng viên để tìm ra phương pháp học tập tốt nhất ( = 3,03); thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè ( = 2,82). Đây là 2 yếu tố được một số HSSV thể hiện tích cực trong học tập các môn LLCT. Điều đó cho thấy, khi giảng viên đầu tư vào bài giảng, có những biện pháp nâng cao hứng thú học tập của các em thì sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của HSSV đối với các môn LLCT.

Ngoài ra còn có một số HSSV luôn luôn chủ động đóng góp ý kiến ( = 2,54); hăng hái, tích cực, tự giác trong học tập ( = 2,34); luôn có tinh thần phê bình và tự phê bình tốt ( = 1,76). Những yếu tố này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của em. Tuy nhiên, đây là những yếu tố chỉ đạt được ở mức độ trung bình, vì thế chất lượng dạy học vẫn chưa được nâng cao triệt để.

Bên cạnh đó, việc HSSV thụ động, lười học ( = 1,89); có mặt vì sợ điểm danh ( = 1,32), không có thái độ cộng tác với giảng viên vẫn còn tồn tại, khiến cho việc giảng dạy của giảng viên gặp nhiều khó khăn.

2.3.1.3. Các biện pháp giảng viên sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT

Khảo sát về các biện pháp giảng viên sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi sử dụng câu hỏi:

“Thầy/ cô đã sử dụng những biện pháp nào sau đây để nâng cao chất lượng dạy học các môn LLCT?” (Câu hỏi 5 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7 cho thấy: giảng viên vẫn chưa thường xuyên sử dụng các biện pháp tăng cường sự hấp dẫn, lí thú trong giờ học. Đối với mỗi biện pháp khác nhau, mức độ sử dụng cũng khác nhau:

Bảng 2.7. Các biện pháp giảng viên thƣờng sử dụng trong các giờ học LLCT STT Các biện pháp Mức độ Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1

Tăng cường tổ chức hoạt động học tập phong phú, đa dạng, thu hút HSSV tham gia

4 57,1 2 28,6 1 14,3

2 Hướng dẫn sinh viên kĩ năng hợp

tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập 3 42,9 4 57,1 0 0

3 Sử dụng thi đua lành mạnh và

thách thức giữa các tổ, nhóm 3 42,9 3 42,9 1 14,3

4 Giảng bài một cách say mê và

nhiệt tình 5 71,4 2 28,6 0

5 Tạo điều kiện để HSSV tự đánh

giá và đánh giá lẫn nhau 5 71,4 1 14,3 1 14,3

6 Đặt những câu hỏi trong bài giảng

theo mức độ từ dễ đến khó 7 100 0 0 0 0

7 Sử dụng kết hợp các phương pháp

dạy học hiện đại 4 57,1 2 28,6 1 14,3

8 Sử dụng các phương tiện dạy học

hiện đại 4 57,1 3 42,9 0 0

9

Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HSSV

2 28,6 4 57,1 1 14,3

10

Bài giảng thường xuyên có các ví dụ sinh động, có sự liên hệ với thực tiễn, với các sự kiện

Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: Đặt những câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó là biện pháp được 100% giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học các môn LLCT. Việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học sẽ giúp giảng viên thu được mối liên hệ ngược từ phía HSSV khi các em trả lời, từ đó đánh giá trình độ, năng lực của các em; đồng thời giảng viên có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học .

Bài giảng thường xuyên có các ví dụ sinh động, có sự liên hệ thực tiễn, các sự kiện là biện pháp được giảng viên sử dụng thường xuyên nhất (Chiếm 85,7% thường xuyên sử dụng và 14,3% chưa thường xuyên sử dụng). Đối với các môn học LLCT, thường xuyên liên hệ với thực tiễn sẽ giúp HSSV dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp thu bài được tốt hơn.

Hai biện pháp: giảng bài một cách say mê nhiệt tình và tạo điều kiện để HSSV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau cũng được giảng viên sử dụng rất thường xuyên trong giờ học (Chiếm 71,4%). Biện pháp giảng bài một cách say mê nhiệt tình là biện pháp tăng hứng thú học tập của HSSV, là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học; tuy nhiên vẫn có 28,6% giảng viên chưa thường xuyên sử dụng. Còn biện pháp tạo điều kiện để HSSV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau nhằm biến quá trình dạy học thành quá trình tự học vẫn có 14,3% giảng viên không thường xuyên sử dụng, và vẫn còn 14,3% giảng viên chưa thực hiện bao giờ. Điếu đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy các môn LLCT.

Có 57,1% giảng viên thường xuyên sử dụng biện pháp sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, và biện pháp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, giảng viên thường sử dụng kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại để tăng hứng thú học tập cho các em. Tuy nhiên vẫn còn có 28,6% chưa thường xuyên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại với nhau, và 14,3% giảng viên chưa thực hiện. Như vậy, các giờ học LLCT sẽ dễ gây nên sự nhàm chán, thụ động ở HSSV. Bên cạnh đó vẫn còn 42,9% giảng viên chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học.

Tiếp theo là 42,9% giảng viên thường xuyên sử dụng biện pháp hướng dẫn HSSV kỹ năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; và sử dụng thi đua lành mạnh và thách thức giữa các tổ, nhóm. Đây là những biện pháp lẽ ra phải được giảng viên sử dụng một cách thường xuyên hơn nữa, khai thác một cách triệt để, song vẫn còn 57,1% giảng viên chưa thường xuyên sử dụng biện pháp hướng dẫn HSSV kỹ năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; 42,9% giảng viên chưa thường xuyên sử dụng biện pháp thi đua lành mạnh giữa các nhóm tổ, và 14,3% giảng viên chưa thực hiện biện pháp này. Điều đó dẫn đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HSSV còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, có 57,1% giảng viên sử dụng biện pháp tăng cường tổ chức hoạt động học tập phong phú, đa dạng, thu hút HSSV tham gia. Đây cũng là một trong những biện pháp phát triển môi trường dạy học tích cực, song số giảng viên sử dụng biện pháp này chưa thường xuyên vẫn còn chiếm 28,6% ; và 14,3% giảng viên chưa sử dụng biện pháp này. Điều này thể hiện nhiều giảng viên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập phong phú khác ngoài giờ lên lớp để cải thiện việc dạy học các môn LLCT cho HSSV.

Biện pháp cuối cùng giảng viên sử dụng là tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HSSV. Tuy nhiên chỉ có 28,6% giảng viên thường xuyên sử dụng; 57,1% giảng viên chưa thường xuyên sử dụng và 14,3% giảng viên hoàn toàn chưa sử dụng biện pháp này.

Như vậy, tìm hiểu về thực trạng các biện pháp giảng viên sử dụng trong dạy học là không đồng đều. Trong đó có những biện pháp mà giảng viên còn chưa sử dụng bao giờ. Điều đó làm giảm tính tích cực học tập ở HSSV, cản trở cho việc nâng cao chất lượng dạy - học các môn LLCT trong nhà trường.

Cũng với nội dung câu hỏi tương tự như trên (Bạn thấy, thầy/ cô thường

Câu hỏi 7 - Phụ lục 3); chúng tôi tiến hành khảo sát HSSV và thu được kết quả

như sau: trên 50,0% HSSV cho rằng giảng viên thường xuyên sử dụng các biện pháp nêu trên. Sự chênh lệch giữa các biện pháp thường xuyên sử dụng là không đáng kể. Tuy nhiên các em cũng cho rằng biện pháp “tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HSSV” được giảng viên ít sử dụng hơn. Thậm chí một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập, thu hút đông đảo HSSV tham gia vẫn không được một số giảng viên sử dụng. Trong khi đó, đấy lại là những biện pháp được HSSV hưởng ứng nhiệt tình, các em được trao đổi thoái mái, phát huy vốn kiến thức, tính chủ động, nâng cao hứng thú học tập cho các em.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 69 - 78)