Các yếu tố làm hạn chế chất lượng dạy học các môn LLCT

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các yếu tố làm hạn chế chất lượng dạy học các môn LLCT

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy/ cô, những yếu tố nào sau đây đang làm hạn chế chất lượng dạy học các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức?” (Câu hỏi 6 - Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

57,1% HSSV chưa có phương pháp học tập phù hợp, khi học các môn LLCT đa số các em học vẹt, không hiểu bản chất của môn học, dẫn đến kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu của môn học.

42,8% HSSV chưa có kĩ năng học tập hợp tác; chưa biết kết hợp, trao đổi, chia sẻ với nhau trong quá trình học tập. Kỹ năng này chủ yếu rơi vào HSSV năm thứ nhất, các em chưa tìm ra được cách học các môn LLCT

71,4% HSSV cho rằng đây là môn phụ nên có thái độ học đối phó. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học là thái độ học tập của HSSV, nhưng yếu tố này lại chiếm tỷ lệ khá cao ở Trường CĐCN Việt Đức đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập các môn LLCT.

28,6% cho rằng giảng viên chưa biết cách sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp. Đặc biệt là chưa áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực, cũng đã làm hạn chế chất lượng dạy học.

57,1% giảng viên cho rằng chất lượng các phương tiện phục vụ dạy học kém. Để khuyến khích giảng viên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học nhằm thu hút sự chú ý, nâng cao hứng thú học tập, và phát huy tính tích cực học tập của HSSV thì nhà trường cần đầu tư vào cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học phục vụ quá trình dạy học một cách tốt nhất.

Trao đổi vấn đề này với cô Trần Thị Hằng (dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin), cô cho biết: “Thực tế hiện nay nhà trường đã

đầu tư vào cơ sở vật chất và phương tiện dạy học; thế nhưng số phương tiện dạy học hiện đại còn ít, một số phương tiện dạy học đã xuống cấp, chưa đảm bảo về chất lượng nên nhiều khi chúng tôi muốn sử dụng các phương tiện dạy học vào quá trình giảng dạy cũng gặp phải một số khó khăn, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng. Điều đó hạn chế rất nhiều về chất lượng dạy học…”

Cô Lê Thị Quỳnh Lưu (Giảng dạy môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam) thì cho rằng: “Có lần tôi sử dụng máy chiếu trong giảng dạy nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em, nhưng mỗi lần sử dụng tôi lại phải nhờ sinh viên lấy máy và phông chiếu rồi cài máy. Thời gian ra chơi của các em thì ít nên không phải lúc nào cũng nhờ các em bê máy và phông chiếu được. Vì thế sử dụng máy chiếu cũng mất khá nhiều thời gian đầu giờ của tôi. Môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam lại là môn khá nặng về lý thuyết nên đôi lúc tôi bị cháy giáo án. Nếu nhà trường đầu tư mỗi phòng học đều có trang thiết bị hiện đại trong dạy học, tôi nghĩ chất lượng học tập các môn LLCT sẽ tăng lên rất nhiều”

85,7% giảng viên cho rằng HSSV chưa tích cực, tự giác trong học tập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Khắc phục tình trạng này, giảng viên cần sử dụng các biện pháp tổ chức quá trình dạy học phong phú, đa dạng; sử dụng kết hợp các phương pháp với phương tiện dạy học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để quá trình dạy học các môn LLCT đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)