8. Cấu trúc luận văn
1.4.6. Tổ chức ngoại khóa thực hiện chương trình các môn học LLCT
Tổ chức ngoại khóa là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, đảm bảo yêu cầu lý luận gắn với thực tiễn góp phần bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho sinh viên, làm phong phú kiến thức cho sinh viên phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học các môn LLCT nói riêng.
Môn học LLCT bao gồm những môn học về đường lối, tư tưởng giúp sinh viên có thế giới quan khoa học; có cách nhìn đúng đắn về sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng, từ đó hình thành hành vi, đạo đức, lối sống
chuẩn mực cho các em. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi trong quá trình dạy học cần phải xen kẽ giữa các chương trình học tập trên lớp với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp với nội dung, mục đích môn học, góp phần tạo sự gắn kết giữa lý luận và thực hành, giữa nhận thức với hành động, giữa giáo dục trong nhà trường với ngoài xã hội, bổ trợ trực tiếp cho các nội dung chính khoá.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá các môn LLCT còn góp phần quan trọng trong việc truyền thụ cho sinh viên những kiến thức ngoài giáo trình, bổ trợ và nâng cao các kiến thức đã học. Giúp sinh viên thấm nhuần những tư tưởng, con đường, nguyên lý… mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Mặt khác, tổ chức hoạt động ngoại khoá còn khắc phục những bất cập trong nội dung, chương trình, giữa thời gian học tập ngắn với khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt nhiều... Bởi nó có thể mở rộng và đi sâu vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm; bổ sung, làm rõ những vấn đề khó hiểu, trừu tượng trong quá trình học tập trên lớp, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên.
Trên cơ sở xác định rõ vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, cán bộ quản lý các trường Cao đẳng chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường, từng bước đưa hoạt động ngoại xen kẽ với quá trình dạy học, nhiệm vụ này được xác định trong kế hoạch hoạt động của các tổ chức trong trường. Để hoạt động ngoại khoá phong phú, sinh động và đạt hiệu quả thiết thực, nhà trường luôn coi trọng đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ, giảng viên, sinh viên; đồng thời, có sự đầu tư phù hợp, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động ngoại khoá
Thực tiễn cho thấy, mỗi hình thức hoạt động ngoại khoá đều có mục đích, yêu cầu riêng. Do đó, khi tổ chức phải thường xuyên quan tâm, nghiên cứu các hình thức hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng, thời gian, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, môi trường và con người hiện có của nhà
trường. Đồng thời, công tác chuẩn bị phải chu đáo, khoa học và hợp lý từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến việc sơ kết, rút kinh nghiệm. Quá trình tiến hành phải tạo thành guồng máy hoạt động nhịp nhàng theo kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó cũng cần phân công người phụ trách và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn khuyến khích, tạo điều kiện để các lớp tự tổ chức hoạt động ngoại khoá trong các ngày nghỉ, giờ nghỉ của sinhviên, với các hoạt động như: tổ chức thi thuyết trình theo chủ đề, tham quan các nhà bảo tàng, di tích lịch sử, tìm hiểu về lối sống của giới trẻ, nói chuyện chuyên đề, phân tích các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh …
Hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khoá phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giảng viên và sự tham gia nhiệt tình của sinh viên. Vì vậy, nhà trường phải luôn coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và cán bộ lớp. Công tác này được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo bằng nhiều hình thức, có thể do nhà trường hoặc các lớp học tổ chức thông qua các hoạt động thực tế. Cùng với bồi dưỡng toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động ngoại khoá đối với môn học LLCT.
Vậy, tổ chức ngoại khóa các môn LLCT, nhà trường cần phải đảm bảo công tác cơ sở vật chất, huy động các nguồn kinh phí từ phía nhà trường và các tổ chức xã hội. Đồng thời quản lý về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả, tạo điều kiện về nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động ngoại khóa phù hợp với môn học.
Kết luận chƣơng 1
Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT giữ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho sinh viên. Giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về sự vận động và phát triển của xã hội và con đường cách mạng mà Đảng đã lựa chọn.
Trên cơ sở tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, chúng tôi rút ra khái niệm quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT như sau: “Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT chính là những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến người học nhằm hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể trong hoạt động thực tiễn, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho người học”.
Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT có những đặc trưng riêng so với các môn học khác, và giữa một vị trí nhất định trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện cho con người.
Thực hiện quản lý chương trình các môn học LLCT ở trường Cao đẳng, chúng tôi đã phân tích được sự cần thiết việc phải xây dựng, rà soát lại chương trình khung, chương trình chi tiết của nhà trường. Đồng thời tìm hiểu quá trình quản lý các phương pháp dạy học môn LLCT của giảng viên và sinh viên, quá trình quản lý tài liệu học tập phục vụ cho hoạt động học của sinh viên, cũng như quá trình quản lý việc tổ chức ngoại khóa thực hiện chương trình dạy - học, và quản lý kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Từ đó thấy được các hoạt động cụ thể của cán bộ quản lý thông qua việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học môn lý luận chính trị đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu của quá trình GD & ĐT.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC LLCT Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC
2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thực hiện chƣơng trình các môn học lý luận chính trị ở Trƣờng CĐCN Việt Đức
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội và giáo dục của địa phương
Thái Nguyên là trung tâm chính trị có vị trí thuận lợi, quan trọng trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và TP.HCM. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 30 trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp. Một trong những trường Cao đẳng đào tạo được số lượng lớn nguồn nhân lực về các ngành công nghiệp có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của xã hội là Trường CĐCN Việt Đức
Trường CĐCN Việt Đức nằm ở Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công là 1 trong 13 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của thị xã Sông Công và Đảng bộ thị xã, nhằm đáp ứng nhiệm vụ phục vụ một khu công nghiệp cơ khí tập trung của cả nước trên con đường tiến lên CNH - HĐH Thị xã Sông Công là trung tâm kinh tế - văn hóa ở khu vực phía Tây Nam của tỉnh. Thị xã Sông Công nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính R = 60 km và cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 Km (theo quốc lộ 3) cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quán Triều, chạy qua phía Đông thị xã.
Là Thị xã công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên làm bản lề trung chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, trục công nghiệp đường 18 và vùng công nghiệp xung quanh
thủ đô Hà Nội sẽ có nhiều tác động đến sự phát triển của Thị xã Sông Công. Và dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và Thị xã Sông Công. Đó chính là những lợi thế để thị xã đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội với thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các vùng miền trong cả nước.
Hiện nay, Thị xã Sông Công tập trung huy động, thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm xây dựng Thị xã Sông Công trở thành đô thị công nghiệp giàu đẹp, văn minh, hiện đại - là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh, sớm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III để phấn đấu xây dựng Thị xã trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh vào trước năm 2015.
Trong những năm vừa qua, hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thị xã được củng cố và phát triển toàn diện. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phát triển lớn mạnh của hệ thống giáo dục của Thị xã đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của Thành phố. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được thành lập, hoạt động ổn định, ngày càng phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh.
2.1.2. Khái quát về Trường CĐCN Việt Đức
2.1.2.1. Sơ lược lịch sử và truyền thống nhà trường
Trường CĐCN Việt Đức được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Trường Công nhân Kỹ thuật Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Đức (do nhân dân Cộng Hòa Dân Chủ Đức quyên góp tiền ủng hộ Việt Nam đầu tư xây dựng lên nhà trường thông qua Bộ chủ quản là Bộ Cơ khí và Luyện kim trước đây (Nay là Bộ Công Thương). Khai giảng khoá đầu tiên vào ngày 15/9/1973). Sau 15 năm xây dựng và phát triển đến năm 1998 trường được nâng cấp thành Trường Trung học Công nghiệp Việt Đức. Từ năm 1996 đến nay trường tiếp tục được Chính phủ CHLB Đức tái hợp tác đầu tư trở lại. Tổ chức GTZ, DED là hai tổ chức thông qua chương trình đào tạo nghề tại Việt Nam “BBPB” đã thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị và bồi dưỡng đội ngũ cho trường.
Tháng 04/2006 trường được Nhà nước phê duyệt quy hoạch và nâng cấp thành trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế Công nghiệp và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực công nghệ: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điện tử, Tin học, Tự động hoá, Kế toán, Tài chính Ngân hàng theo quy định của pháp luật; Là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - kinh doanh của ngành Công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công Thương; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD & ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, Ngành liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nơi Trường đặt trụ sở; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Trường có tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng, Lãnh đạo Trường thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên Đảng viên, quần chúng đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường. Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong Trường hoạt động theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật giáo dục và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể và tổ chức xã hội.
2.1.2.2. Hệ thống tổ chức của Trường CĐCN Việt Đức
Với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học Trường CĐCN Việt Đức đã đào tạo được một đội ngũ nguồn nhân lực lớn phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc. Đứng đầu là Ban lãnh đạo nhà trường trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường với 01 Hiệu trưởng và 03 phó Hiệu trưởng. Trường có 07 phòng chức năng; 11 Khoa đào tạo; 03 Trung tâm và 01 tổ trực thuộc.
Tổng số công chức, viên chức và lao động hợp đồng của Trường tính đến ngày 15/6/2013 là 330 người; trong đó có 244 là giảng viên, giáo viên. Trường có 01 trình độ tiến sĩ; 04 người đang đi nghiên cứu sinh; 89 người có trình độ thạc sĩ và 16 người đang học cao học (số người có trình độ sau đại học là 105 người, đạt 43% so với tổng số 244 giảng viên, giáo viên). Trường có 10 Nhà giáo ưu tú; 10 nhà giáo đạt giải nhất, nhì, ba trong các đợt tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc. Do có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo và hoạt động xã hội nên trường đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng ba; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba và nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen của các Bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Công đoàn trường được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, ngày 09/5/2013 vừa qua Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
2.1.3. Đặc điểm hệ thống giáo dục và hoạt động giáo dục ở Trường CĐCN Việt Đức Việt Đức
Trụ sở của Trường CĐCN Việt Đức đặt tại phường Thắng Lợi, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên; với tổng diện tích là 13 ha, trong đó có 1,6 ha là sân đào tạo nghề lái xe ô tô.
Hiện nay, Trường đang tổ chức đào tạo HSSV ở các bậc cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề các chuyên ngành thuộc lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, kinh tế, công nghệ thông tin, sư phạm dạy nghề, dạy nghề lái xe ô tô… và đào tạo nâng cao tay nghề cho các thành phần kinh tế. Trường liên kết đào tạo với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Điện lực; Đại học Công nghiệp Thái Nguyên và một số Trung tâm khác để đào tạo