8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự
cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV về sự cần thiết quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT sẽ giúp mỗi người có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong công tác quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT. Qua đó giúp họ ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình, có thái độ tích cực khi thực hiện nhiệm vụ quản lý, giảng dạy và học tập các môn LLCT
3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện
a. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường về vai trò quan trọng của việc quản lý thực hiện chương trình
Một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của sự nghiệp đổi mới nước ta là đổi mới tư duy. Đổi mới tư duy trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, đổi mới tư duy của các cấp Ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiệm vụ đó được đặt ra ngay từ đầu trong đường lối đổi mới mà văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra.
Đổi mới tư duy phải bao hàm cả sự đổi mới về lý luận và công tác giáo dục LLCT. Đối với Trường CĐCN Việt Đức, các cấp Ủy, Đảng, Ban giám hiệu trường cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT. Bởi khi có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng về việc quản lý thực hiện chương trình các môn LLCT sẽ giúp họ chú trọng quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, giảng viên, HSSV trong trường có tư tưởng đúng đắn, tạo ra một môi trường học tập tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ của mỗi cá nhân; giúp họ có ý thức học tập, xây dựng nhà trường.
Để làm được điều đó, trước hết các cấp Ủy, ban lãnh đạo nhà trường hay mỗi cán bộ quản lý phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, tăng cường công tác đào tạo, tự giáo dục, nhất là học tập nâng cao trình độ LLCT của mình. Đồng thời các cấp Ủy, Ban lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý cần quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về quản lý, thực hiện các chương trình các môn LLCT, có kế hoạch thường xuyên nâng cao trình độ LLCT, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; giữ vững lập trường cách mạng, nâng cao kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT.
Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ, các cấp Ủy, Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý cũng phải luôn quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng trong việc quản lý thực hiện chương trình các môn LLCT cần phải chủ động chỉ đạo cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện các quyết định liên quan đến hoạt động giảng dạy các môn LLCT trong nhà trường
b. Nâng cao nhận thức cho giảng viên tạo sự thay đổi trong nhận thức và quyết tâm thực hiện vào giảng dạy
GD & ĐT là gắn liền dạy chữ và dạy nghề, trong đó dạy người là mục đích cao nhất. Coi trọng trí tuệ tài năng, lấy đạo đức làm gốc, tất yếu phải nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT ở các trường Đại học, Cao đẳng. Công tác giảng dạy, học tập các môn LLCT nói chung, công tác giáo dục thế giới quan khoa học nói riêng là nội dung rất quan trọng của nhà trường, cùng với các bộ môn khoa học và các lĩnh vực giáo dục khác góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, đội ngũ giảng viên LLCT là yếu tố rất cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức. Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT, đáp ứng yêu cầu GD & ĐT thì trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho giảng viên, tạo sự thay đổi nhận thức và quyết tâm thực hiện vào giảng dạy.
Lâu nay, việc giảng dạy các môn LLCT của hầu hết giáo viên trên lớp thường nặng về thầy đọc, trò ghi, chưa thực sự gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên. Vì thế để nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường đòi hỏi giảng viên phải có nhận thức đúng đắn, có bản lĩnh chính trị nghề nghiệp vững vàng, đạo đức nhà giáo trong sáng cần có sự quan tâm tác động từ nhiều phía trong nhà trường, có sự nỗ lực phấn đấu của mỗi giảng viên LLCT. Muốn vậy nhà trường cần có những văn bản pháp quy về các môn LLCT, trong đó quy định rõ tiêu chuẩn đạo đức của giảng viên LLCT, chú trọng nâng cao ý thức nghề nghiệp, ý thức đạo đức. Tạo sự thay đổi trong nhận thức cho mỗi giảng viên, giúp họ trở nên thực sự là người tâm huyết với nghề nghiệp và có kiến thức sâu rộng, phải tự ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ; ngoài chuyên ngành của mình phải có kiến thức rộng, ít nhất cũng phải nắm vững nội dung, kiến thức các bộ môn Lý luận Mác - Lênin; Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh… giữa các bộ môn đó có mối quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong mỗi bài giảng. Nhất là phải nắm chắc Triết học Mác - Lênin, bởi triết học trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phép biện chứng, phương pháp luận khoa học…giúp cho giảng viên soạn và trình bày bài giảng có hệ thống logíc và giàu sức thuyết phục. Có kiến thức rộng, giảng viên cần phải đầu tư chiều sâu cho chuyên ngành của mình giảng dạy. Người giảng viên thực sự yêu nghề luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn dành tâm sức cho bài giảng. Đồng thời khuyến khích giảng viên LLCT sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học hiện đại, quyết tâm thực hiện có hiệu quả chất lượng hoạt động dạy học các môn LLCT
c. Nâng cao nhận thức của HSSV, tạo sự hợp tác từ phía HSSV
Giáo dục LLCT có tầm quan trọng đặc biệt đến việc học tập và rèn luyện của HSSV, đến việc giáo dục của nhà trường và đến sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH của đất nước. Thông qua việc học tập các môn
LLCT, HSSV được trang bị thế giới quan khoa học, một học thuyết cách mạng triệt để nhất, có tính khoa học và nhân văn sâu sắc nhất, giúp họ có những công cụ nhận thức và hoạt động trong thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng. Trên cơ sở đó, giúp HSSV có thái độ đúng đắn đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thực trạng học tập các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức cho thấy một số bộ phận HSSV coi nhẹ, xem thường các môn LLCT dẫn đến tình trạng học chống đối, không tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong… Chính vì vậy, Trường CĐCN Việt Đức cần phải nâng cao nhận thức học tập các môn LLCT, tạo sự hợp tác từ phía HSSV nhằm nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường nói chung, các môn LLCT nói riêng.
Để nâng cao nhận thức và sự hợp tác của HSSV trong học tập các môn LLCT, trước hết các cấp Đảng Ủy, Ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý cần tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp HSSV có tư tưởng, nhận thức đúng đắn, tạo môi trường học tập, rèn luyện cho các em. Đặc biệt là trong các buổi học chính trị đầu khóa, nhà trường cần quán triệt tư tưởng, nhận thức về các môn học LLCT ngay từ ban đầu. Phát huy vai trò của phòng công tác chính trị HSSV quan tâm đến việc nắm vững tình hình diễn biến tư tưởng của HSSV. Các Nghị quyết, chương trình hành động và công tác đoàn thể phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức, giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV.
Thường xuyên mở các buổi hội thảo, tọa đàm về các chủ đề LLCT, thu hút sự chú ý của HSSV. Nội dung các buổi hội thảo, tọa đàm phải đánh vào nhận thức của các em phát huy tính chủ động, tích cực của các em khi tham gia.
Bên cạnh đó để tạo sự hợp tác của HSSV khi thực hiện chương trình các môn học LLCT, nhà trường cũng cần phải quan tâm đến phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như phương pháp học tập của HSSV. Khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tránh sự nhàm chán ở
HSSV. Bài giảng phải có sự liên hệ với thực tiễn sinh động, dễ hiểu; đồng thời tổ chức các hình thức học tập ngoại khóa nhằm tác động đến tư tưởng, nâng cao nhận thức cho các em, phát huy tính tích cực, chủ động của HSSV khi tham gia học tập các môn LLCT.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục LLCT.
- Có tinh thần học hỏi, tự giáo dục, tự nâng cao trình độ LLCT
- Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ quản lý, giảng viên và HSSV học tập và rèn luyện