Nhận thức của HSS Vở Trường CĐCN Việt Đức về vai trò và mức

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.1. Nhận thức của HSS Vở Trường CĐCN Việt Đức về vai trò và mức

cần thiết của các môn học LLCT trong quá trình dạy học

a. Nhận thức của HSSV Trường CĐCN Việt Đức về vai trò của các môn học LLCT trong quá trình dạy học

Tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 123 học sinh hệ Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp; và 57 sinh viên hệ Cao

đẳng với câu hỏi: “Bạn hãy cho biết, các môn học LLCT có vai trò như thế nào trong quá trình dạy học?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 3). Kết quả thu được

thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8 Nhận thức của HSSV Trƣờng CĐCN Việt Đức về vai trò của các môn học LLCT trong quá trình dạy học

STT Vai trò của các môn LLCT

Hệ TCN, TCCN Hệ cao đẳng SL % SL % 1

Nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản cho HSSV.

2 1,6 0 0

2

Giúp HSSV tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn

6 4,9 1 1,8

3

Giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực cho HSSV góp phần định hướng các giá trị, chuẩn mực về tư tưởng trong các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân

17 13,8 10 17,5

4

Góp phần hình thành nhân cách con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước.

24 19,5 7 12,3

5

Thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện.

74 60,2 39 68,4

Bảng kết quả trên cho thấy: nhận thức của HSSV hệ Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng về vai trò của các môn LLCT trong quá trình dạy học có sự khác nhau:

Có 60,2% học sinh nhận và 68,4% sinh viên có thức đầy đủ về vai trò của các môn LLCT trong quá trình dạy học, cho rằng các môn LLCT nhằm thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện.

Có 19,5% học sinh cho rằng các môn LLCT góp phần hình thành nhân cách con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Còn sinh viên có 12,3% có nhận thức như vậy.

Nếu 13,8% học sinh nhận thức về vai trò của các môn LLCT nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực cho HSSV góp phần định hướng các giá trị, chuẩn mực về tư tưởng trong các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân; thì sinh viên lại chiếm đến 17,5% có nhận thức như vậy.

Ở nội dung tiếp theo, có 4,9% học sinh và 1,8% sinh viên cho rằng các môn LLCT giúp HSSV tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn.

Cuối cùng là 1,6% học sinh cho rằng các môn LLCT nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản cho HSSV. Ở nội dung này thì không có sinh viên nào cho rằng như vậy

Như vậy chúng ta thấy rằng: nhận thức của HSSV về vai trò của các môn học LLCT trong quá trình dạy học có sự khác nhau. Trong đó hiểu biết một cách đầy đủ và sâu sắc về vai trò của các môn LLCT thì sinh viên hệ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên, số HSSV có nhận thức đầy đủ vẫn còn ít, nhà trường cần nâng cao hơn nữa nhận thức cho các em về vai trò của các môn LLCT trong quá trình dạy học. Các em có nhận thức đúng sẽ tìm ra được những phương pháp học tập đúng, nâng cao tính tích cực, tự giác trong học tập.

b. Nhận thức của HSSV Trường CĐCN Việt Đức về mức độ cần thiết của các môn học LLCT

Khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Trong học tập, bạn

thấy các môn LLCT là những môn học?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 3). Kết quả thu

Bảng 2.9: Nhận thức của HSSV Trƣờng CĐCN Việt Đức về mức độ cần thiết của các môn học LLCT

Hệ Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Không cần thiết

Cao đẳng 33,3 31,6 35,1 0

TCN + TCCN 28,5 21,1 50,4 0

Bảng kết quả trên cho thấy: sinh viên có nhận thức cao hơn so với học sinh về mức độ cần thiết của các môn học LLCT. Cụ thể:

- Có 33,3% sinh viên cho rằng các môn học này rất cần thiết trong quá trình đào tạo, nhưng chỉ có 28,5% học sinh cho rằng như vậy (Chênh lệch 4,8%)

- 31,6% sinh viên hệ cao đẳng và 21,1% học sinh hệ Trung cấp nghề và Trung cấp chuyên nghiệp cho rằng môn học này cần thiết (Chênh lệch 10,5%).

- Có 35,1% sinh viên cho rằng các môn học này chỉ ở mức độ bình thường, thì đối với học sinh lên đến 50,4%, cao hơn so với sinh viên là 15,3%.

Và điều đáng mừng là không có HSSV nào cho rằng môn học này không cần thiết. Tuy nhiên, nhận thức về mức độ cần thiết của HSSV về môn học LLCT vẫn còn thấp. Sở dĩ có tình trạng này vì các em cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của nó trong công tác đào tạo.

2.3.4.2. Thực trạng về tình hình học tập các môn LLCT Trường CĐCN Việt Đức

Khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo bạn, tình hình học tập các môn LLCT của sinh viên ở Trường CĐCN Việt Đức hiện nay là như thế nào?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

- 77% HSSV cho rằng đa số HSSV ngồi học một cách miễn cưỡng các môn LLCT; 81,1% HSSV có mặt trên lớp vì sợ điểm danh; 45,2% HSSV còn thụ động, lười học, có tính ỷ lại; 52% HSSV học để đối phó; 36% HSSV không đầu tư thời gian vào học các môn chung; và 59,8% HSSV chưa có ý thức học tập các môn LLCT.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, đa số HSSV ở Trường CĐCN Việt Đức có thái độ học tập không tốt cũng như chưa ý thức được việc học của mình. Sở dĩ có tình trạng này vì các em chưa có nhận thức đúng đắn về việc học các môn LLCT.

Em Nguyễn Thị Hoa (Học sinh ngành Kế toán hệ Trung cấp chuyên nghiệp) cho rằng: “Môn chính trị là môn học rất trừu tượng và khó hiểu, đã vậy giờ học lý thuyết còn nhiều nên nhiều lúc em cảm thấy giờ học còn tẻ nhạt và buồn chán. Một số môn có nội dung quá dài, số tiết quá nhiều nên khi nghe dễ gây cảm giác buồn ngủ khiến em không còn hứng thú với môn học nữa”.

Sinh viên Nông Đức Anh (Ngành Chế tạo phụ tùng ) lại cho rằng: “Em không đầu tư nhiều thời gian vào học các môn LLCT. Quá nhiều lý thuyết, kiến thức quá nhiều, lại trừu tượng, chung chung. Vì sau này ra trường đi làm, em cũng không dùng đến hết những kiến thức đó, nên em dành thời gian học các môn chuyên ngành”.

Bên cạnh đó, em Nguyễn Văn Hòa (Ngành Cơ khí cắt gọt hệ trung cấp nghề) lại cho rằng: “Nói thật là em không hứng thú với môn học chính trị, em

lên lớp chỉ để điểm danh và đủ điều kiện dự thi thôi...”

Bên cạnh một số HSSV có nhận thức không đúng đắn như vậy, thì vẫn có 54,8% HSSV tích cực, sôi nổi trong giờ học; và 64% HSSV có ý thức chuẩn bị bài tốt, tích cực trao đổi với giảng viên và bạn bè. Tuy nhiên con số này vẫn còn ít, nhà trường cần có các biện pháp phát huy tính tích cực học tập, chủ động tham gia quá trình học của các em, để nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 80 - 84)