8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT
Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục cho sinh viên có thế giới quan chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước cho sinh viên nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản; tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực góp phần định hướng các giá trị, chuẩn mực về tư tưởng trong các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa - con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển đất nước.
Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình giáo dục - đào tạo, việc quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT phải tuân theo những
nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến như: hệ thống chương trình, hệ thống tổ chức chỉ đạo và thực hiện, giáo trình, sách giáo khoa, đội ngũ cán bộ giảng dạy (giảng viên), cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học. Đồng thời quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện từ việc xây dựng kế hoạch dạy học, khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn các hình thức, phương tiện dạy học… cho đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của sinh viên.
Như vậy, quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng GD & ĐT trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa có đức vừa có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa như mong muốn của Hồ Chủ Tịch.
1.4. Quản lý thực hiện chƣơng trình các môn LLCT ở trƣờng Cao đẳng
1.4.1. Rà soát lại chương trình khung và chương trình chi tiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và thường xuyên quan tâm tới công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên. Mở đầu tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người đã nêu: "Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong" [33;tr.259].
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (viết năm 1947), Người viết: “Lý
luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công tác thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” [34;Tr.233-234] và
“lý luận phải liên hệ với thực tế” [33;Tr.95]. Tháng 5-1966, tại lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Người nói: "Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác - Lê-nin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp
vụ” [35;Tr.92]. Người còn nói: “Mỗi đảng viên phải tích cực học tập. Phải thực hiện lời dạy của Lê-nin là học nữa, học mãi. Học phải đi đôi với hành. Học để hành ngày càng tốt hơn; phải coi việc học tập LLCT là một nhiệm vụ quan trọng của mình” [35;Tr.92] và Đảng phải chống các thói xem nhẹ học tập lý
luận, phải kiên quyết chống các thói xem nhẹ tư tưởng. Vì vậy, học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận là những việc cần kíp của Đảng.
Như vậy: chúng ta thấy rằng, LLCT đã tham gia và tác động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; nó không chỉ là nguồn lực của xã hội mà còn là yếu tố tạo nên các thành tựu kinh tế - xã hội. Một khi công tác giảng dạy LLCT được tổ chức có hiệu quả sẽ giúp cán bộ giảng viên và sinh viên thấm nhuần các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngược lại, nếu không quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giảng dạy LLCT hoặc thực hiện qua loa, đại khái thì không thể tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên nói riêng.
Thực hiện theo Quyết định số: 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT về việc ban hành chương trình các môn LLCT trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 9 năm 2008; và Quyết định số 512/QĐ/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy các môn LLCT ngày 2 tháng 2 năm 2009; các trường Cao đẳng tiến hành rà soát chương trình khung về các môn học của LLCT.
Chương trình đào tạo các môn học LLCT theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT được quy định như sau:
1.4.1.1. Khung chương trình môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin Mác - Lênin
1. Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ). Trong đó: Nghe giảng: 70%; Thảo luận: 30%
2. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ cao đẳng.
3. Tóm tắt khung chương trình môn học: (Chúng tôi chỉ đưa ra bảng tóm
tắt khung chương trình môn học)
Bảng 1.1. Tóm tắt khung chƣơng trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
STT Tên chƣơng Số tín
chỉ
Ghi chú
1 Chƣơng mở đầu: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN
LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
2
Phần thứ nhất
THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
Chương I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chương II: Phép biện chứng duy vật Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
2
3
Phần thứ hai
HỌC THUYẾT KINH TẾ
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ PHƢƠNG THỨC SẢN XUẤT TƢ BẢN CHỦ NGHĨA
Chương IV: Học thuyết giá trị
Chương V: Học thuyết giá trị Thặng dư
Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 3
4
Phần thứ ba
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chương VIII: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa Chương IX: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng
1.4.1.2. Khung chương trình môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Thời lượng: 2 tín chỉ (Nghe giảng: 70%; Thảo luận: 30%).
2. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ cao đẳng.
3. Tóm tắt khung chương trình môn học: (Chúng tôi chỉ đưa ra bảng tóm
tắt về khung chương trình môn học)
Bảng 1.2. Tóm tắt khung chƣơng trình môn học Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
STT Tên chƣơng Số tín
chỉ
Ghi chú
1 Chương mở đầu: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
2 2 Chương I: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
3 Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
4 Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
5 Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
6 Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
7 Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
8 Chương VII:Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
1.4.1.3. Khung chương trình môn học: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam sản Việt Nam
1. Thời lượng: 3 tín chỉ (Nghe giảng: 70%; Thảo luận: 30%).
2. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ cao đẳng.
3. Tóm tắt khung chương trình môn học: (Chúng tôi chỉ đưa ra bảng tóm tắt về
khung chương trình môn học)
Bảng 1.3. Tóm tắt khung chƣơng trình môn học Đƣờng lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
STT Tên chƣơng Số tín
chỉ
Ghi chú
1
Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
3 2 Chương I : Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
3 Chương II : Đường lối đấu trang giành chính quyền (1930-1945)
4 Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)
5 Chương IV: Đường lối công nghiệp hóa
6 Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
7 Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị 8 Chương VII: Đường lối xây dựng và phát triển nền văn
hóa; giải quyết các vấn đề xã hội 9 Chương VIII: Đường lối đối ngoại
Trên cơ sở ban hành chương trình các môn học LLCT trình độ cao đẳng nêu trên, các trường tiến hành xây dựng lại chương trình chi tiết các môn: “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam”. Nội dung chương trình được xây dựng đều dựa trên chương trình khung của Bộ GD & ĐT ban hành.
1.4.2. Quản lý tiến độ thực hiện chương trình các môn học LLCT
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X chỉ rõ:
“Công tác tư tưởng lý luận đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối
của Đảng làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội” [1;Tr. 18].
Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo thực hiện tốt việc rà soát lại chương trình khung và chương trình chi tiết các môn LLCT; cán bộ quản lý các trường Cao đẳng tiến hành chỉ đạo chặt chẽ, sát sao việc xây dựng chương trình cho phù hợp với mục tiêu các ngành học, nội dung môn học; xác định rõ đối tượng các ngành học … đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn, đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo đã đề ra, từ đó tiến hành quản lý tiến độ thực hiện chương trình các môn học LLCT của giảng viên.
Để quản lý tiến độ thực hiện chương trình các môn học LLCT, trước hết nhà trường cần tiến hành quản lý thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình các môn học LLCT về: kế hoạch kiểm tra, thời gian kiểm tra, nội dung và hình thức kiểm tra. Trong đó nội dung và hình thức kiểm tra phải đề ra được những công việc cụ thể cần thực hiện như: kiểm tra xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết; kiểm tra kế hoạch hàng tuần của giảng viên LLCT; kiểm tra sổ đầu bài, sổ điểm của giảng viên LLCT. Từ đó nắm được tiến độ thực hiện chương trình các môn học LLCT của giảng viên, để việc đánh giá kết quả thực hiện chương trình các môn học LLCT của giảng viên có đạt được chất lượng và hiệu quả hay không.
1.4.3. Quản lý phương pháp dạy
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các môn học nói chung và các môn LLCT nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất của thời đại, do đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để có thể tạo ra sự chuyển biến về chất trong công tác nghiên cứu và giảng dạy LLCT ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Thực tế giảng dạy môn LLCT ở các trường Đại học và Cao đẳng nói chung, các trường Cao đẳng trong những năm vừa qua cho thấy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên không những cần có vốn kiến thức vừa cơ bản, vừa sâu rộng, mà phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng. Vì vậy, khi giảng dạy đòi hỏi một khả năng khái quát, trừu tượng, hệ thống thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù triết học… nên giảng viên không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Lâu lay việc giảng dạy môn LLCT cũng hầu như nặng về thầy đọc trò chép, chưa thực sự gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên. Chính vì vậy nhiều sinh viên đã không hiểu và không diễn đạt được các nội dung cơ bản nhất của bộ môn. Kết quả học tập môn học của không ít sinh viên rất thấp và họ tỏ ra không yêu thích môn học này. Một số sinh viên cho rằng: LLCT là môn học thuần tuý chính trị, nặng về đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, không liên quan gì tới chuyên môn sau này của mình; vì thế, học chỉ để thi cho qua, học có tính đối phó. Bên cạnh đó cũng có phụ huynh không muốn cho con em mình đầu tư nhiều thời gian và công sức cho môn học và theo họ, chỉ nên tập trung vào những môn chuyên ngành… Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động giảng dạy các môn LLCT. Chính vì vậy, nhà trường phải quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa về phương pháp dạy và học môn học này.
Trước hết, cán bộ quản lý cần chỉ đạo, khuyến khích giảng viên đổi mới các phương pháp dạy học tích cực. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về các phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên. Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho giảng viên.
Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là khâu then chốt, quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Để nắm bắt được nội dung kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, sinh viên phải tự rút ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Đối với sinh viên năm thứ nhất, cần phải rèn luyện kỹ năng nghe, viết và nói. Khi nghe giảng, sinh viên phải biết
chắt lọc những nội dung chính để ghi. Về nhà cần đọc lại vở ghi, bổ sung những nội dung ghi thiếu hoặc chưa chính xác. Những vấn đề chưa hiểu cần đánh dấu để hỏi giáo viên hoặc trao đổi với bạn. Trước khi học bài mới cần phải xem lại bài cũ, đọc trước bài mới và những tài liệu có liên quan, coi tài liệu tham khảo là một nguồn thông tin hoàn thiện bài giảng. Phải tích cực, tự giác, chủ động tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp nhận thức phải tiếp cận tới phương pháp nhận thức khoa học.
Để làm được điều đó, cán bộ quản lý các trường quan tâm chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT có chất lượng cao. Đặc biệt, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy LLCT. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng về các phương pháp giảng dạy của giảng viên về các vấn đề như: phong cách giảng dạy, phương pháp truyền đạt, kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy, nội dung và phương pháp sư phạm… cần phải hết sức khéo léo, tế nhị thông qua nhiều hình thức như: tổ chức dự giờ, thông qua kết quả học tập của người học, qua những đề xuất, kiến nghị của học viên; hoặc cũng có thể dùng phương pháp lấy ý kiến nhận xét của học viên...