Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 112 - 115)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích

cực của quá trình dạy học các môn LLCT

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình dạt học các môn LLCT có tác dụng to lớn trong công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT nói chung và quá trình dạy học các môn LLCT nói riêng. Bởi việc sử dụng các phương pháp tích cực quy định sự phát triển của quá trình dạy học các môn LLCT, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đáp ứng yêu cầu của GD & ĐT.

Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực hướng vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò của các nhà quản lý trong công tác quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT, và bồi dưỡng vai trò của chủ thể dạy và học, tạo điều kiện cho HSSV phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Chỉ đạo giảng viên kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực của quá trình đạt học các môn LLCT phải được tổ chức triệt để từ khâu đầu tiên

khi thực hiện đổi mới các phương pháp giảng dạy của giảng viên trong quá trình dạy học các môn LLCT; đến khâu đổi mới cả về cách thức thực hiện khi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV. Điều quan trọng của việc chỉ đạo đổi mới kết hợp các phương pháp dạy học tích cực các môn học LLCT của giảng viên tư duy định hướng, gợi mở, trợ giúp cho giảng viên hoạt động phát huy năng lực sở trường, thói quen, kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để thực hiện các hành động đổi mới có hiệu quả. Tính hiệu quả của việc chỉ đạo giảng viên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực và các khâu của quá trình dạy học các môn LLCT không phải là sự dập khuôn máy móc những yêu cầu của nhà trường trong công tác quản lý, chỉ đạo. Mà tùy theo tình huống, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng để lựa chọn cách thức tổ chức khác nhau, việc tiến hành các phương pháp phải thực hiện một chuỗi các thao tác mở, phong phú đa dạng các chiều hướng nhằm thực hiện mục đích đã đề ra.

Bên cạnh đó nhà trường cần chỉ đạo giảng viên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực theo hướng tăng cường sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại, nhằm thu hút sự tập trung chú ý, nâng cao hứng thú học tập cho HSSV. Đồng thời cán bộ quản lý cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và cách thức quản lý hoạt động dạy học các môn LLCT nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học phát triển. Nhà quản lý không thực hiện một cách rập khuôn máy móc, áp đặt theo một mô hình cũ đối với các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Ngược lại họ phải có các phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong công tác quản lý để thực hiện mục đích, nội dung quản lý đề ra dựa trên cơ sở sử dụng nguồn lực và cơ cấu tổ chức… phù hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường.

Quản lý thực hiện chương trình các môn học LLCT phụ thuộc rất nhiều vào quá trình dạy học các môn LLCT trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vì vậy cán bộ quản lý nhà trường cần tiến hành bồi dưỡng giảng viên về đổi mới và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực

trong giảng dạy; xây dựng tiến trình đổi mới, cách thức triển khai và các điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả giảng dạy. Thường xuyên khuyến khích giảng viên biết vận dụng kết hợp một cách linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học tích cực sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT trong nhà trường.

Cán bộ quản lý cần quán triệt mọi hoạt động của giảng viên LLCT phải luôn hướng đến HSSV, nắm được đặc điểm của HSSV, dạy cho HSSV những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HSSV cần, cái xã hội cần chứ không phải chỉ dạy tri thức, kỹ năng giảng viên có. Tiến hành đổi mới kết hợp các phương pháp dạy học tích cực dù ở mức độ nào thì giảng viên cũng cần phải phát huy được tính tích cực, chủ động, trong tìm kiếm thông tin, trong đầu tư gia công bài giảng và chuẩn bị tốt cho bài giảng trên lớp, đồng thời là nhà tư vấn, hướng dẫn HSSV tự học và tìm ra phương pháp học tập phù hợp để các em tự học thành công và hiệu quả. Trong giờ giảng, giảng viên cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy học dự án nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tập thể, giữa giảng viên với HSSV nhằm tạo môi trường học tập hợp tác, chia sẻ.

Hoạt động học tập của HSSV trên lớp phải được thiết kế và tổ chức dưới dạng các hoạt động do chính bản thân người học tiến hành để tạo hứng thú học tập cho các em. Giảng viên phải nỗ lực tìm hiểu, học hỏi và thực hiện đổi mới phương pháp như một nhu cầu tất yếu của mỗi nhà giáo bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đồng thời trong quá trình dạy học các môn LLCT, giảng viên cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu trong quá trình dạy học, tạo ra một trình tự logic trong bài học để HSSV dễ hiểu, nắm được kiến thức ngay trên lớp.

Hoạt động hóa HSSV bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho các em được làm việc và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau đó là trách nhiệm của mỗi giảng viên nói chung, giảng viên LLCT nói riêng trong quá trình dạy học. Khai thác tối đa

vốn kinh nghiệm và khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm của HSSV với các thành viên khác trong lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của người giảng viên nhằm tạo môi trường học tập tích cực cho HSSV. Tạo điều kiện tốt nhất để các em được thoải mái tranh luận, phát biểu chính kiến của mình, được khẳng định mình trước tập thể và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, hạn chế những thói quen chưa tốt như: Làm biếng, không chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, chỉ biết nghe và ghi thụ động, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong học tập và trong giao tiếp nói chung.

Như vậy: Chỉ đạo giảng viên thực hiện kết hợp các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học các môn LLCT, các khâu của quá trình dạy học chính là quá trình cán bộ quản lý chỉ đạo giảng viên điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, phải hướng dẫn việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của HSSV, giúp các em tự học, tự nghiên cứu dưới sự định hướng của giảng viên. Đặt ra cho các em những nhiệm vụ tìm tòi những mâu thuẫn, những hiện tượng, những vấn đề, những mối liên hệ mới…cần phát hiện. Trên cơ sở đó mà tăng cường hoạt động phân tích tổng hợp, so sánh trừu tượng hoá, khái quát hoá…cho các em trong quá trình dạy học.

Ngoài ra, trong quá trình dạy học các môn LLCT, cán bộ quản lý cũng cần chỉ đạo giảng viên thực hiện đổi mới cách thức tổ chức ôn tập phương pháp kiểm tra, đánh giá; tìm ra những hình thức thi phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học như: thi trắc nghiệm, viết tiểu luận, làm bài tập lớn… Đồng thời tăng cường đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 112 - 115)