Nhận thức của cán bộ quản lý, và giảng viên về vai trò của việc thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 59 - 148)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, và giảng viên về vai trò của việc thực hiện

hiện các môn LLCT trong công tác đào tạo

Khảo sát thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Đồng chí hãy cho

trong công tác đào tạo?” (Câu hỏi 2 - phụ lục 1 ) để khảo sát 23 cán bộ quản lý;

và câu hỏi “Thầy/ cô hãy cho biết, thực hiện chương trình các môn học LLCT có

vai trò như thế nào trong công tác đào tạo?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 2) khảo sát 7

giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn LLCT trong nhà trường. Kết quả thu được như sau:

Bảng kết quả thu được sau đây cho thấy: Cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức khác nhau về vai trò của việc thực hiện chương trình các môn học LLCT. Ở mỗi nội dung khác nhau thì họ có nhận thức khác nhau.

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của việc thực hiện các môn LLCT trong công tác đào tạo

STT Vai trò của các môn LLCT CBQL GV

SL % SL %

1

Thực hiện chương trình các môn học LLCT nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản cho HSSV

0 0 0 0

2

Thực hiện chương trình các môn học LLCT giúp HSSV tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn

3 13,0 0 0

3

Thực hiện chương trình các môn học LLCT giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực cho sinh viên góp phần định hướng các giá trị, chuẩn mực về tư tưởng trong các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân

2 8,7 1 14,3

4

Thực hiện chương trình các môn học LLCT góp phần hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước

4 17,4 2 28,6

5

Thực hiện chương trình các môn học LLCT là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện

Bảng kết quả trên cho thấy:

60,9% cán bộ quản lý cho rằng thực hiện chương trình các môn học LLCT là điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng đến mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện; trong khi đó hiểu một cách đầy đủ về vai trò này thì giảng viên chiếm 57,1%.

17,4% cán bộ quản lý cho rằng việc thực hiện chương trình các môn học LLCT góp phần hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Ở giảng viên, thì số lượng nhận thức về vai trò thực hiện chương trình các môn học LLCT chiếm đến 28,6%.

Có 8,7% cán bộ quản lý cho rằng thực hiện chương trình các môn học LLCT giúp sinh viên tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tiêu xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn. Đối với giảng viên lên đến 14,3% nhận thức như vậy, gần gấp đôi so với nhận thức của cán bộ quản lý.

Giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tích cực cho sinh viên góp phần định hướng các giá trị, chuẩn mực về tư tưởng trong các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân được cán bộ quản lý nhận thức chiếm đến 13,0%. Và không có giảng viên nào có nhận thức như vậy về vai trò của thực hiện chương trình các môn học LLCT trong quá trình đào tạo.

Cuối cùng, không có cán bộ quản lý và giảng viên nào cho rằng thực hiện chương trình các môn học LLCT nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản cho sinh viên.

Như vậy: Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò của việc thực hiện chương trình các môn học LLCT trong công tác đào tạo có sự chênh lệch khá rõ rệt. Số cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức đầy đủ và đúng đắn nhất về vai trò của việc thực hiện chương trình các môn học LLCT trong công tác đào tạo vẫn còn ít, mới chỉ trên 50%. Số cán bộ quản lý và giảng viên

có nhận thức chưa đầy đủ vẫn chiếm tương đối. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc quản lý, thực hiện chương trình các môn học LLCT tại Trường CĐCN Việt Đức.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy - học các môn LLCT ở Trƣờng CĐCN Việt Đức

Khảo sát thực trạng về tình hình giảng dạy các môn LLCT của giảng viên Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi tiến hành điều tra 7 giảng viên phụ trách giảng dạy các môn LLCT của trường về các mặt sau:

2.3.1. Thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức

Tìm hiểu thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi tiến hành khảo sát các giảng viên LLCT với câu hỏi: “Thầy/ cô

đánh giá như thế nào về thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 2). Để xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy

định như sau: - Thang điểm: + Rất tốt: 3 điểm + Tốt: 2 điểm + Bình thường: 1 điểm + Chưa tốt: 0 điểm - Quy ước: + 0 - 0,59: Chưa tốt. + 0,60 - 1,59: Bình thường. + 1,60 - 2,59: Tốt. + 2,60 - 3,0: Rất tốt.

Bảng kết quả dưới đây cho thấy: thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức chỉ được thực hiện ở mức độ bình thường ( = 1,52). Ở mỗi môn học khác nhau thì mức độ thực hiện cũng khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.2. Thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trƣờng CĐCN Việt Đức

STT Tên môn TB

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -

Lênin 9 1,29 3

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 11 1,57 2

3 Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam 12 1,71 1

Tổng 1,52

Môn học được thực hiện tốt nhất là đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam ( = 1,52). Hai môn tư tưởng Hồ Chí Minh ( = 1,57), và những nguyên lý cơ bản của của nghĩ Mác - Lênin chỉ được thực hiện ở mức độ bình thường ( = 1,29). Điều đó cho thấy, thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức chưa tốt; giảng viên chưa thực sự đầu tư vào bài giảng của mình, dẫn đến kết quả học tập cũng như chất lượng dạy học các môn LLCT chưa cao.

Để nắm rõ hơn về thực trạng giảng dạy các môn LLCT ở Trường CĐCN Việt Đức, chúng tôi tiến hành điều tra về một số mặt sau đây trong quá trình dạy học các môn LLCT:

2.3.1.1. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giảng viên LLCT Trường CĐCN Việt Đức LLCT Trường CĐCN Việt Đức

Phương pháp dạy học mà giảng viên sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học các môn LLCT. Thực trạng ảnh hưởng của phương pháp dạy học của giảng viên đến quá trình dạy học các môn LLCT được thể hiện như sau:

a. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của giảng viên LLCT Trường CĐCN Việt Đức

Tìm hiểu về việc sử dụng các phương pháp dạy học trong quá trình dạy học các môn LLCT, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Trong quá trình dạy học các môn LLCT, thầy/ cô đã sử dụng, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học

tích cực nào sau đây?” (Câu hỏi 3 - Phụ lục 2). Để xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy định như sau:

- Thang điểm: + Rất thường xuyên: 3 điểm + Thường xuyên: 2 điểm

+ Đôi khi: 1 điểm + Chưa bao giờ: 0 điểm - Quy ước: + 0 - 0,59: Thụ động. + 0,60 - 1,59: Bình thường. + 1,60 - 2,59: Tích cực. + 2,60 - 3,0: Rất Tích cực.

Bảng 2.3. Thực trạng vận dụng các phƣơng pháp DHTC của giảng viên

STT Các phƣơng pháp TB

1 Nêu vấn đề 20 2,85 2

2 Trực quan đa phương tiện 17 2,42 4

3 Trực quan 14 2,0 7

4 Thảo luận nhóm 19 2,71 3

5 Thuyết trình (Giảng giải, giảng thuật) 21 3,0 1

6 Dạy học bằng tình huống 16 2,29 5

7 Dạy học dự án 4 0,57 10

8 Tổ chức trò chơi 3 0,43 11

9 Động não 9 1,29 8

10 Ôn tập, tập luyện 15 2,14 6

11 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 6 0,86 9

Tổng 1,87

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy các phương pháp dạy học được giảng viên sử dụng ở mức độ tích cực ( = 1,87). Tuy nhiên mức độ sử dụng các phương pháp dạy học là khác nhau. Cụ thể :

Khi tổ chức quá trình dạy học, giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình là nhiều nhất ( = 3,0). Điều này dễ hiểu vì đây là phương pháp dạy học dễ thực hiện nhất. Hầu hết ở tất cả các môn học đều sử dụng phương pháp dạy học này, kể cả những môn lý thuyết và thực hành. Đặc biệt các môn học LLCT lại là môn học trừu tượng, chiếm lượng kiến thức về lý thuyết lớn, tuy nhiên phương pháp dạy học này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp dạy học khác.

Phương pháp tiếp theo được giảng viên sử dụng thường xuyên trong các giờ học LLCT là phương pháp nêu vấn đề ( = 2,85). Sử dụng phương pháp này, giảng viên nêu lên những vấn đề, những hiện tượng trong thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập, tạo nên ở HSSV thái độ tích cực khi học tập. Nêu vấn đề được giảng viên sử dụng tốt sẽ làm cho bài học trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục cao, nâng cao cơ hội học tập cho mọi HSSV trong lớp, tích cực hóa hoạt động học tập của HSSV nhằm tạo ra mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa thầy và trò.

Thảo luận nhóm cũng là một phương pháp được các giảng viên sử dụng rất thường xuyên trong quá trình dạy học các môn LLCT ( = 2,71). Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay. Phương pháp này tạo cơ hội cho HSSV trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình, đồng thời nghe và đánh giá ý kiến của các bạn trong lớp. Các buổi thảo luận được quản lí tốt sẽ làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, thú vị và HSSV học được rất nhiều

Phương pháp thứ 4 được giảng viên sử dụng thường xuyên là phương pháp dạy học trực quan đa phương tiện ( = 2,42). Đây cũng là một phương pháp khơi dậy hứng thú học tập, thu hút sự chú ý, khám phá, phát huy tính tích cực học tập của HSSV.

Phương pháp tiếp theo được sử dụng thường xuyên là phương pháp dạy học bằng tình huống ( = 2,59). Giảng viên đưa ra các tình huống để kích thích tính tò mò, tư duy sáng tạo của HSSV.

Phương pháp ôn tập, luyện tập ( = 2,14). Đối với HSSV, đặc biệt là HSSV Trường CĐCN Việt Đức, ngoài những giờ lên lớp học lý thuyết thì các em phải thực hành rất nhiều để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nâng cao trình độ, rèn luyện tay nghề. Sử dụng phương pháp này sẽ tạo ra sự tương tác tích cực giữa HSSV. Giúp các em nảy sinh ý tưởng, trao đổi ý kiến, cùng nhau học tập và tiến bộ. Các phương pháp dạy học trực quan ( = 2,0); động não ( = 1,29) là những phương pháp cũng được giảng viên sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác khá nhiều trong dạy học tích cực. Qua đó giúp các em phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp ( = 0,86); và phương pháp dạy học dự án ( = 0,57) là 2 phương pháp có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hứng thú, phát huy tính tích cực học tập cho HSSV. Tuy nhiên, đây lại là 2 phương pháp giảng viên ít sử dụng. Bởi đó là những phương pháp dạy học tích cực mới được biết đến trong những năm gần đây, một số giảng viên ngại khi vận dụng nó trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó để sử dụng các phương pháp này đòi hỏi mất nhiều thời gian, không phải đối với bài học nào giảng viên cũng sử dụng được.

Phương pháp tổ chức trò chơi ( = 0,43) là phương pháp giảng viên ít sử dụng nhất trong tất cả các phương pháp trên. Với một số tiết học đặc thù, giảng viên có thể sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với mục tiêu của bài học không chỉ thu hút HSSV mạnh mẽ vào các hoạt động học tập, mà còn giúp các em giảm căng thẳng, kích thích niềm ham mê đối với học tập, mang lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của quá trình dạy học các môn LLCT.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng các phương pháp dạy học đều đã được giảng viên quan tâm sử dụng, tuy nhiên một số phương pháp có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, tránh sự nhàm chán cho HSSV vẫn chưa được giảng viên quan tâm nhiều hơn.

b. Mức độ hưởng ứng của HSSV về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giảng viên LLCT

Khảo sát về mức độ hưởng ứng các phương pháp dạy học trên của giảng viên LLCT, chúng tôi tiến hành điều tra 180 HSSV ở 3 hệ: Trung cấp nghề,

Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng với câu hỏi: “Thái độ của bạn khi tham

gia các phương pháp dạy học trên thường là như thế nào?” (Câu hỏi 5 - phụ lục 3). Để xử lý kết quả thu được, chúng tôi quy định như sau:

- Thang điểm: + Rất tích cực: 4 điểm + Tích cực: 3 điểm + Bình thường: 2 điểm + Thụ động: 1 điểm + Rất thụ động: 0 điểm - Quy ước: + 0 - 0,59: Rất thụ động. + 0,60 - 1,59: Thụ động. + 1,60 - 2,59: Trung bình. + 2,60 - 3,59: Tích cực. + 3,60 - 4,0: Rất tích cực. Bảng 2.4. Mức độ hƣởng ứng của HSSV về việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học của giảng viên LLCT

STT Các phƣơng pháp TB

1 Nêu vấn đề 611 3,39 3

2 Trực quan đa phương tiện 690 3,83 1

3 Trực quan 321 1,78 9

4 Thảo luận nhóm 637 3,54 2

5 Thuyết trình (Giảng giải, giảng thuật) 231 1,28 11

6 Dạy học bằng tình huống 381 2,12 7

7 Dạy học dự án 507 2,82 5

8 Tổ chức trò chơi 366 2,03 8

9 Động não 449 2,49 6

10 Ôn tập, tập luyện 552 3,07 4

11 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 302 1,67 10

Nhìn vào bảng 2.4,ta thấy: mức độ hưởng ứng của HSSV đối với các phương pháp giảng dạy của giảng viên LLCT là trung bình ( = 2,54). Đối với mỗi phương pháp dạy học khác nhau mà giảng viên sử dụng, thì HSSV hưởng ứng ở các mức độ khác nhau. Cụ thể:

HSSV hưởng ứng tích cực nhất đối với phương pháp trực quan đa phương tiện ( = 3,83). Đây là phương pháp gắn lý thuyết với thực tiễn, nên thu hút sự tập trung chú ý của nhiều HSSV. Nó làm cho bài giảng của giảng viên trở nên sống động, lôi cuốn, và khơi dậy hứng thú học tập của các em.

Phương pháp thứ 2 được HSSV hưởng ứng tích cực trong các giờ học là phương pháp thảo luận nhóm ( = 3,54). Tham gia vào phương pháp này HSSV sẽ có cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và nghe các bạn nêu lên quan điểm của mình. Các em vừa có thể trao đổi thoải mái, tạo ra không khí học tập sôi nổi, thoải mái; vừa tạo ra mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp thứ 3 được HSSV trong trường hưởng ứng tích cực ( = 3,39). Đây là một phương pháp kích thích tính tích cực, hứng thú học tập của HSSV.

Phương pháp ôn tập, luyện tập là một trong những phương pháp được giảng viên sử dụng tương đối nhiều trong quá trình dạy học. Đó cũng là phương pháp thứ 4 được HSSV hưởng ứng tích cực ( = 3,07). Sở dĩ HSSV hưởng ứng tích cực phương pháp này, vì nó giúp HSSV tham gia tích cực vào các giờ học, đặc biệt là các giờ thực hành, vận dụng lý luận vào thực tiễn…

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 59 - 148)