Môn học lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Môn học lý luận chính trị

* Lý luận: là hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra một quan

niệm hoàn chỉnh về các quy luật và về mối liên hệ cơ bản của hiện thực. Lý luận là sự phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan. Mọi lý luận đều quy định bởi hoàn cảnh lịch sử sản xuất, kỹ thuật và thực nghiệm. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý

luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [32; Tr.487].

- Theo nghĩa rộng: Lý luận là một dạng hoạt động của con người nhằm thu nhận tri thức về hiện thực tự nhiên, xã hội và cùng với thực tiễn tạo thành hoạt động tổng thể của xã hội. Thuật ngữ lý luận đồng nghĩa với các hình thức tổ chức cao và phát triển nhất của ý thức xã hội. Với tư cách là sản phẩm cao nhất của tư duy có tổ chức, lý luận biểu hiện quan hệ gián tiếp của con người đối với hiện thực và là điều kiện cho sự cải biến thực sự có ý thức hiện thực.

- Theo nghĩa hẹp: Lý luận là một dạng tri thức khoa học đáng tín cậy về một tổng thể các khách thể nào đó. Nó là hệ thống các luận điểm gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt logic và phản ánh bản chất, các quy luật hoạt động, phát triển của khách thể để nghiên cứu.

Lý luận cách mạng tạo nên nền tảng tư tưởng của Đảng. Đảng ra đời trên nền tảng tư tưởng đó, tức là có lý luận một cách cơ bản nhất; những người giác ngộ, tiên tiến cùng nhau xây dựng tổ chức Đảng theo lý luận đó. Khi Đảng ra đời, cương lĩnh hành động, đường lối chiến lược, sách lược do Đảng đề ra cũng dựa trên nền tảng đó.

* Chính trị: là một lĩnh vực đặc biệt rất phức tạp, liên quan đến lợi ích

trực tiếp của các giai cấp và các lực lượng xã hội nên có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận khác nhau.

- Trong Từ điển Triết học giản yếu của Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, xuất bản năm 1987 cho rằng: “Chính trị là lĩnh

vực hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các tập đoàn xã hội khác nhau, mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước” [46].

- Theo Từ điển Tiếng việt của trung tâm Từ điển học Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và nhân văn xuất bản năm 1994, cho rằng: “Chính trị

là những vấn đề thuộc về tổ chức điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ quốc tế về mặt nhà nước giữa các nước với nhau…” [45].

Những quan điểm trên đã nêu lên bản chất của chính trị là tính giai cấp, mối quan hệ và mục tiêu của các cấp, các lực lượng chính trị trong việc giành quyền điều khiển nhà nước. Để đánh giá sự tiến bộ của xã hội thông qua việc thực hiện dân chủ mà dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, triệt để nhất là quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước. V.I. Lê nin cho rằng: “Chính trị là sự tham

gia của nhân dân vào công việc của nhà nước; ;… Chính trị phải là việc của nhân dân, của giai cấp vô sản” [52;Tr.482]. Khi xem xét nguồn gốc, bản chất chính trị về mặt lợi ích, V.I. Lê nin lại cho rằng “Chính trị là biểu hiện tập

trung của kinh tế”.

Khi tiếp cận chính trị với tư cách hình thức hoạt động nhằm duy trì quyền lực, có thể thấy: Chính trị là những hoạt động có tổ chức, điều hành,

quan hệ bộ máy của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, có thể hiểu, chính trị là những hoạt động của một số cá nhân, một giai cấp, một chính Đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước, giành quyền lực chính trị.

Như vậy, chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp, nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực nghiên cứu xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu cầu riêng của từng môn khoa học. Song điều quan trọng nhất của các vấn đề liên qua đến chính trị, thực hiện được mục đích của chính trị tức là giành được quyền lực chính trị của giai cấp này hoặc giai cấp khác đối với toàn xã hội. Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là tổng hợp những phương thức, phương pháp, hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái để giành và điều khiển hoạt động của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.

Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề LLCT. Chỉ dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lê nin, Đảng mới có thể nhận thức sâu sắc được những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và vận dụng chúng vào sự nghiệp cách mạng cao cả. LLCT của Chủ nghĩa cộng sản khoa học không chỉ giải thích thế giới một cách khoa học, bóc trần sự bất công tồn tại trong xã hội có giai cấp đối kháng mà còn chỉ rõ những căn nguyên áp bức, bất công đó. Đồng thời vạch ra con đường, phương thức đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ bất bình đẳng, xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ.

Từ khái niệm lý luận và chính trị, chúng tôi cho rằng: “Môn học LLCT

bao gồm các môn học về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam nhằm hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể trong hoạt động thực tiễn”

Như vậy, chúng ta thấy rằng, môn học LLCT hiện nay dạy ở trường bao gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam” với thời lượng giảng dạy còn 225 tiết (giảm 105 tiết so với trước đây). Ba bộ môn này được xây dựng trên cơ sở 5 môn trước đây là: Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sở dĩ có sự thay đổi về chương trình các môn LLCT ở các trường Cao đẳng, Đại học như vậy vì theo quyết định Số: 52/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD & ĐT ban hành ngày 18/09/2008 cho phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ của các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay.

Trong quá trình dạy học, các môn LLCT góp phần hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng ta, góp phần định hướng suy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Sinh viên sau khi ra trường sẽ trở thành những người lao động trí óc - là chủ thể của xã hội, trực tiếp xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa, những người thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang ấy chỉ có thể thực hiện được khi họ được trang bị đầy đủ về tri thức, phẩm chất, thể chất, đặc biệt là tri thức khoa học về thế giới. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa xét về bản chất là cuộc cách mạng toàn diện nhất, sâu sắc nhất trong mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là cuộc cách mạng không chỉ lật đổ toàn bộ xã hội cũ, thủ tiêu sự khác nhau về giai cấp, mà còn thực hiện cuộc cách mạng trên toàn bộ lĩnh vực tinh thần, tư tưởng,.. của xã hội cũ còn đang để lại tàn dư trong xã hội mới, tạo tiền đề để tiến tới giải phóng hoàn toàn con người theo lý tưởng cộng sản.

Một phần của tài liệu Quản lý thực hiện chương trình các môn học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Công nghiệp Việt đức (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)