Thuế TNDN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2.5. Thuế TNDN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân, gồm có thuế TNDN và thuế TNCN. Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ.

b) Đặc điểm thuế TNDN

- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa ĐTNT và đối tượng chịu thuế.

- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Vai trò của thuế TNDN

- Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: Ở Việt nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN chiếm khoảng 32% (giai đoạn năm 2005-2009), những năm gần đây tỷ trọng thu thuế TNDN nước ta có sự sụt giảm, không ổn định. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ thông qua việc áp dụng chung chính sách cho các cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh bình đẳng; thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, thuế suất, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế...

- Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội nhờ sự điều tiết, động viên thu nhập nhiều hơn ở khu vực có thu nhập cao.

d) Nội dung cơ bản của pháp luật thuế TNDN

* Đối tượng nộp thuế TNDN:

Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh HHDV có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Trên cơ sở các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên… mà đã định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp: Thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế TNDN; thu nhập của thể nhân hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế TNCN. Pháp luật Việt Nam quy định người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi chung là doanh nghiệp).

* Phương pháp, căn cứ tính thuế TNDN: (1) Phương pháp tính thuế:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

- Trường hợp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KHCN

) x Thuế suất thuế

TNDN

- Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định.

Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. (2) Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế TNDN hiện hành là thu nhập chịu thuế (TNCT) trong kỳ tính thuế và thuế suất.

- Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm TNCT của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và TNCT khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

- Thuế suất thuế TNDN: Mức thuế suất 25% được quy định áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất. Mức thuế suất 22% được áp dụng từ ngày 01/7/2013 cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm. Ngoài ra đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam áp dụng thuế suất từ 32% đến 50% và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi khác.

Thuế GTGT và TNDN là 2 loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong số thu NSNN, điều tiết đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và cũng là khoản thuế thu chủ yếu ở lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch. Để thực thi tốt 2 loại thuế này ta thấy yêu cầu NNT thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)