Khái niệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 25 - 113)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2.1. Khái niệm

Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Cộng hòa Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1954, tiếng Anh gọi là Value

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Added Tax (viết tắt là VAT). Đến nay thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở khoảng 130 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam bắt đầu áp dụng từ 01/01/1999.

Thuế GTGT là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ (HHDV).

Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị HHDV bán ra với tổng giá trị HHDV mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế.

GTGT = Tổng giá trị HHDV

bán ra -

Tổng giá trị HHDV mua vào tương ứng Số thuế

GTGT =

GTGT của HHDV

chịu thuế x

Thuế suất thuế GTGT của HHDV đó 1.2.2.2. Đặc điểm thuế GTGT

- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT (vì vậy còn được gọi là thuế tiêu dùng), là một yếu tố cấu thành trong giá cả HHDV, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp.

- Thuế GTGT đánh vào giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vì vậy tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó.

- Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập kinh tế cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh:

+ Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của NNT, do NNT chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp HHDV.

+ Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.

- Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trung lập công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với HHDV xuất khẩu và đánh thuế đối với HHDV nhập khẩu.

1.2.2.3. Vai trò thuế GTGT

Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:

- Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT.

- Thuế GTGT là khoản thu lớn, quan trọng và có tăng trưởng tương đối ổn định của NSNN. Ở Việt Nam, thuế GTGT chiếm tỷ trọng khoảng 21,5% trong tổng thu NSNN (giai đoạn 2005-2009).

- Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của HHDV qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước; thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường.

- Khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp xuất khẩu HHDV không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá HHDV xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hoá đơn mua vào, bán ra; hàng hoá xuất khẩu mua bán phải thanh toán qua ngân hàng.

Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT đã khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”; có tác dụng tích cực tới khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a) Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT, gồm các HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện hành.

Như vậy, phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT ở Việt Nam rất rộng, bao gồm tất cả các HHDV được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng trong nước (gồm cả tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động không sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân).

b) Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

c) Đối tượng không chịu thuế GTGT:

Theo nguyên tắc của thuế GTGT thì mọi HHDV tiêu dùng ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Ở nước ta hiện hành quy định có 26 nhóm HHDV thuộc diện không chịu thuế GTGT. Các nhóm HHDV này có những điểm khác biệt đối tượng chịu thuế GTGT và có thể xếp theo tính chất và mục đích kinh tế xã hội sau đây:

- Sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, không mang tính chất kinh doanh;

- HHDV cần khuyến khích phát triển: khuyến khích xã hội hóa; khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất trong nước...

- Các dịch vụ tài chính;

- Hàng hoá mang tính chất đặc thù thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng: vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng;

- HHDV thuộc hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;

- HHDV khác không mang tính phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước: hàng tạm nhập tái xuất, nhập nguyên liệu để gia công xuất khẩu...;

- HHDV của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (1) Giá tính thuế:

Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp. Xác định giá tính thuế GTGT tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.

Đối với HHDV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng, giá tính thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá HHDV mà cơ sở kinh doanh được hưởng (trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN).

Đối với HHDV chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế TTĐB (nếu có).

- Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngoài ra, để thực hiện thống nhất, thuận lợi, pháp luật thuế GTGT cũng quy định, hướng dẫn giá tính thuế áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể.

(2) Thuế suất:

Trước đây Luật thuế GTGT ở nước ta (hiệu lực thi hành từ năm 1999) quy định bốn mức thuế suất (0%, 5%, 10%, 20%); Luật ban hành năm 2008 (hiệu lực thi hành từ năm 2009) đã được điều chỉnh chỉ còn ba mức thuế suất:

- Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu;

- Mức thuế suất 5%: Áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi, có thể phân thành 2 nhóm:

+ HHDV thiết yếu cho đời sống xã hội;

+ Nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất.

- Mức thuế suất 10%: Áp dụng cho các loại HHDV còn lại không thuộc loại chịu mức thuế suất 0% và 5% ở trên.

1.2.2.5. Thuế TNDN a) Khái niệm a) Khái niệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân, gồm có thuế TNDN và thuế TNCN. Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ.

b) Đặc điểm thuế TNDN

- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa ĐTNT và đối tượng chịu thuế.

- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Vai trò của thuế TNDN

- Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: Ở Việt nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN chiếm khoảng 32% (giai đoạn năm 2005-2009), những năm gần đây tỷ trọng thu thuế TNDN nước ta có sự sụt giảm, không ổn định. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ thông qua việc áp dụng chung chính sách cho các cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh bình đẳng; thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, thuế suất, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế...

- Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội nhờ sự điều tiết, động viên thu nhập nhiều hơn ở khu vực có thu nhập cao.

d) Nội dung cơ bản của pháp luật thuế TNDN

* Đối tượng nộp thuế TNDN:

Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh HHDV có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Trên cơ sở các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên… mà đã định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp: Thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế TNDN; thu nhập của thể nhân hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế TNCN. Pháp luật Việt Nam quy định người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi chung là doanh nghiệp).

* Phương pháp, căn cứ tính thuế TNDN: (1) Phương pháp tính thuế:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

- Trường hợp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KHCN

) x Thuế suất thuế

TNDN

- Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định.

Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. (2) Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế TNDN hiện hành là thu nhập chịu thuế (TNCT) trong kỳ tính thuế và thuế suất.

- Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm TNCT của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và TNCT khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

- Thuế suất thuế TNDN: Mức thuế suất 25% được quy định áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất. Mức thuế suất 22% được áp dụng từ ngày 01/7/2013 cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm. Ngoài ra đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam áp dụng thuế suất từ 32% đến 50% và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi khác.

Thuế GTGT và TNDN là 2 loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong số thu NSNN, điều tiết đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và cũng là khoản thuế thu chủ yếu ở lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch. Để thực thi tốt 2 loại thuế này ta thấy yêu cầu NNT thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.1.3.1. Cơ chế tự khai, tự nộp thuế

Kể từ khi thành lập ngành Thuế Nhà nước thống nhất từ ngày 07/8/1990 đến nay, ngành Thuế Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn khác biệt về cơ chế quản lý thuế: cơ chế chuyên quản và cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế chuyên quản cũ đã không còn phù hợp do tính chất quản lý quá thủ công, bị động, không gắn trách nhiệm của NNT trong xác định nghĩa vụ thuế của mình, không chuyên môn hóa trong khi giao quyền quá lớn vào tay cán bộ chuyên quản thuế. Việc chuyển đổi sang cơ chế mới - cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một tất yếu khách quan, đây là cơ chế đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 ra đời đánh dấu cơ chế này được chính thức áp dụng trên toàn quốc từ ngày 01/7/2007.

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó các ĐTNT tự

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 25 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)