Yêu cầu của công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 34 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Yêu cầu của công tác quản lý thuế

Luật Quản lý thuế đã quy định rất cụ thể về nội dung quản lý thuế phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục; ngoài những quy định chung của Luật, cần phải thực hiện những quy định do ngành Thuế ban hành. Mỗi nội dung quản lý thuế đều được quy định chi tiết bằng các quy trình và bắt buộc cơ quan Thuế các cấp phải tuân thủ, phải thực hiện đúng quy định. Theo đó, việc quản lý thu thuế cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN để đảm bảo nguồn tài chính duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời với việc phải nuôi dưỡng nguồn thu: Quản lý thuế phải giải quyết được các yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đồng thời giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quyết tốt mọi chính sách ưu đãi, miễn, giảm, hoàn thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho NNT duy trì tốc độ tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thu thuế: Tính khoa học thể hiện ở chỗ phải dựa trên nền tảng lý luận vững chắc, phù hợp với quy luật khách quan. Tính khoa học trong quản lý thuế cần được tuân thủ từ khâu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thu thuế cho đến hoạt động quản lý thu thuế. Tính khoa học thể hiện rõ nhất ở sự vận động, hiện đại hóa và hoàn thiện của công tác quản lý thuế, bằng hoạt động quản lý thuế hàng ngày, sẽ kiểm nghiệm lại quy định của luật pháp, của các quy trình nghiệp vụ và cả hệ thống tổ chức bộ máy để tiến hành cải cách và hiện đại hóa, với xu hướng áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thuế điện tử trong một hệ thống hoàn hảo của Chính phủ điện tử, quốc gia điện tử.

- Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế: Tính hiệu lực thể hiện ở chỗ kết quả quản lý thu thuế so với kế hoạch, mục tiêu đề ra phải cao. Theo đó, mọi NNT đều tuân thủ và tiền thuế được nộp vào NSNN đúng, đủ kịp thời. Tính hiệu quả nghĩa là bảo đảm tỷ lệ giữa chi phí quản lý thuế so với kết quả thu được là thấp nhất. Suy rộng ra, chi phí quản lý thuế bao gồm chi phí xã hội, tức là bao gồm cả chi phí của NNT và chi phí của Nhà nước cho cơ quan Thuế. Để quản lý thuế có hiệu quả thì phải cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ thực hiện, cơ quan Thuế phải tổ chức phù hợp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NNT chi phí cho việc đăng ký kê khai, nộp thuế là ít nhất, đồng thời tránh mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho NNT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)