5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Giới thiệu về Vịnh Hạ Long
Là một vịnh nhỏ, thuộc phần bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua TP Hạ Long, TP Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'- 20°50' Bắc, Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với Vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam) với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến Vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. Có 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng nghìn động, thực vật quần cư tại Vịnh.