Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 50 - 113)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- , công chức thuế

.

- Số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.

- thủ tục .

- Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.

- ố thu thuế do ngành Thuế Quảng Ninh thực hiệ

ỷ trọng số thu thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long trong tổng số thuế trên địa bàn tỉnh qua các năm.

- Tình hình nợ đọng thuế và các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế. - Tình hình miễn, giảm, hoàn thuế.

- Tình hình xử lý vi phạm hành chính về thuế. - Công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TÀU DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có biên giới quốc gia, trên đất liền phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phoòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng.

Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: công nghiệp khai khoáng (than, đá...); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoài nước (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn...); là cửa ngõ lưu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển; hiện có 8.500 doanh nghiệp và trên 23.000 hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản lý thuế nói chung tương đối phức tạp.

Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ước đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. GDP bình quân đầu người ước đạt 1.587 USD (cao hơn mức bình quân cả nước khoảng 1.000 USD). Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 31.830,7 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, với các kết quả như tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 43.708,4 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 1.846,9 triệu USD, tăng 1,85% so với cùng kỳ... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 41.850 tỷ đồng, tăng 8,35% so với năm 2012, vượt 0,35% so với kế hoạch. Trong đó, vốn doanh nghiệp nhà nước ước đạt 17.811 tỷ đồng, chiếm 42,56% tổng vốn và tăng 2,4% so với cùng kỳ; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt trên 9.563,6 tỷ đồng, chiếm 22,85% tổng vốn và tăng 59,39% so với cùng kỳ 2012. Riêng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt trên 5.100 tỷ đồng, chiếm 41% tổng chi ngân sách (Nguồn: Báo cáo Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong năm 2013, cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án, với tổng mức vốn đăng ký lên tới 371,745 triệu USD. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án, trong đó có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng mức vốn thu hút đầu tư FDI của năm 2013 lên 394,63 triệu USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2012 (394,63/395,94) và tăng 8% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 96 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,540 tỷ USD. Có 8.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 80.174 tỷ đồng (Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh).

Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hướng trên con đường phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước làm cho vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được khẳng định, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

3.1.2. Giới thiệu về Vịnh Hạ Long

Là một vịnh nhỏ, thuộc phần bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua TP Hạ Long, TP Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'- 20°50' Bắc, Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với Vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo, giới hạn bởi 3 điểm: đảo Cống Tây (phía Đông), đảo Đầu Gỗ (phía Tây) và đảo Đầu Bê (phía Nam) với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến Vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. Có 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng nghìn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

3.1.3. Giới thiệu về loại hình dịch vụ tàu du lịch

Tại Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về việc quản lý hoạt động tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đã có giải thích như sau:

“Tàu du lịch: Là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ tại bản Quy định này để phục vụ khách du lịch trên Vịnh Hạ Long. Tàu du lịch bao gồm:

a) Tàu vận chuyển khách thăm quan Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là tàu tham quan): Là tàu du lịch có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch thăm quan trên Vịnh Hạ Long.

b) Tàu vận chuyển khách thăm quan và lưu trú trên Vịnh Hạ Long (sau đây gọi là tàu lưu trú): Là tàu du lịch có đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 8, Điều 9 bản Quy định này phục vụ khách lưu trú trên tàu”.

Như vậy, trên tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long hiện nay có 2 loại hình tham gia vận chuyển khách du lịch thăm Vịnh: Một là tàu thăm quan phục vụ khách du lịch đi thăm quan trên Vịnh vào ban ngày. Hai là tàu lưu trú phục vụ khách thăm quan du lịch có phòng lưu trú hoạt động cả ban đêm trên Vịnh.

Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 495 tàu du lịch tham gia kinh doanh trên Vịnh Hạ Long (trong đó có 243 tàu lưu trú).

Hoạt động kinh doanh tàu du lịch về bản chất là sự kết hợp của hoạt động kinh doanh vận tải và du lịch. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh này mang đặc trưng của cả hoạt động kinh doanh vận tải và du lịch. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh này là vận chuyển khách từ các bến, cảng đến các điểm thăm quan du lịch nhưng lại nhằm để thỏa mãn nhu cầu khám phá vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, đảo Cát Bà,....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ngày nay các loại hình dịch vụ du lịch ngày các phát triển, đây là “mỏ vàng” của nền kinh tế, các điểm tham quan giải trí ngày càng được đầu tư nâng cấp về thẩm mỹ, khai thác giá trị lịch sử văn hóa. Đây vừa là dịch vụ thu hút mất nguồn khách du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long, nhưng lại cũng hỗ trợ cho hoạt động này, do du khách phương xa luôn muốn thưởng ngoạn những điểm nổi bật nơi mình đến, mà Vịnh Hạ Long là một kỳ quan ai cũng mong ước được thưởng thức khi đến với Quảng Ninh và Việt Nam.

Trong tương lai có thể Vịnh Hạ Long sẽ được khai thác các hình thức, tuyến du lịch khác như thăm quan bằng dù bay, cáp treo... Tuy nhiên mỗi mô hình lại có thú vị riêng nên dự đoán mô hình thăm quan bằng tàu du lịch trong nhiều năm tới sẽ vẫn phát huy thế mạnh.

3.1.4. Giới thiệu về ngành Thuế Quảng Ninh

3.1.4.1. Công tác tổ chức bộ máy thu thuế

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ- TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính, trực thuộc Tổng cục Thuế, chịu sự song trùng lãnh đạo của chính quyền cùng cấp. Cục Thuế là cấp chỉ đạo, điều hành, triển khai quản lý thuế chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ ngày 01/10/1990, Cục Thuế chính thức hoạt động trong hệ thống ngành Thuế thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Đến hết tháng 12 năm 2013, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có 823 cán bộ, công chức, bao gồm 794 công chức và 29 hợp đồng lao động (68). Trong đó: Thạc sỹ có 33 người chiếm 4%, Đại học có 530 người chiếm 64% trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có 230 người chiếm 28%, còn lại là lái xe, nhân viên kỹ thuật, phục vụ: 30 người chiếm hơn 3% cán bộ công chức.

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/01/2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 108/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, theo đó tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh hiện nay được tổ chức theo mô hình quản lý thuế chức năng, bao gồm 15 phòng thuộc văn phòng Cục Thuế và 14 Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố, theo sơ đồ tổ chức bộ máy sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Dưới Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có 14 Chi cục Thuế trực thuộc gồm: Chi cục Thuế TP Hạ Long, Chi cục Thuế TP Móng Cái, Chi cục Thuế TP Cẩm Phả, Chi cục Thuế TP Uông Bí, Chi cục Thuế thị xã Quảng Yên, Chi cục Thuế các huyện Đông Triều, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu. Các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản

CÁC CHI CỤC THUẾ (14) TỔNG CỤC THUẾ UBND CẤP HUYỆN UBND TỈNH QUẢNG NINH P. QL CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ

P. TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NNT P. THANH TRA THUẾ SỐ 1

P. KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ P. THANH TRA THUẾ SỐ 2

P. TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ

DỰ TOÁN PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 1 P. QUẢN LÝ VÀ CƢỠNG CHẾ NỢ PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 2

PHÒNG TIN HỌC PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 3

PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thu khác của NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh a) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách a) Hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách

Cục Thuế có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác trên địa bàn tỉnh theo đúng Luật, Pháp lệnh, các văn bản quy định, hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách được giao.

b) Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí

Cục Thuế cũng phải tổ chức thu thuế, phí và lệ phí đối với các đối tượng do Cục Thuế trực tiếp quản lý. Hướng dẫn NNT thực hiện chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo đúng quy trình đối với từng sắc thuế, áp dụng cho ĐTNT theo quy định của Tổng cục Thuế. Tổ chức tính thuế, lập sổ bộ thuế, ấn định thuế, thông báo số thuế phải nộp, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác. Đôn đốc NNT nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào Kho bạc Nhà nước.

c) Tổ chức công tác kế toán, thống kê thuế

Cục Thuế phải tổ chức công tác kế toán thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng hoá tịch thu, tạm giữ một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức công tác thống kê các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thu nộp thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và hướng dẫn chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện công tác kế toán, thống kê nói trên phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, UBND cùng cấp và các cơ quan hữu quan. Cục Thuế trực tiếp quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu của hệ thống thuế ở địa phương theo đúng các quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp của Tổng cục Thuế.

d) Quản lý tình hình thực hiện dự toán thu của các Chi cục Thuế

Cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện xây dựng dự toán thu ngân sách trên cơ sở xây dựng, tổng hợp dự toán hàng tháng, quý, năm về thu thuế và thu khác trên địa bàn, báo cáo kế hoạch đó với UBND tỉnh, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính theo quy định. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các Chi cục Thuế trong việc tổ chức công tác thu thuế và thu khác. Tổng kết đúc rút kinh nghiệm về các biện pháp tổ chức thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thuế. Phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế và thu khác cho các Chi cục Thuế trực thuộc.

e) Phối hợp với các cơ quan ban, ngành chức năng

Cục Thuế tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xét duyệt đăng ký kinh doanh, chủ động trong việc tổ chức đăng ký nộp thuế, lập danh bạ các cơ sở nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách của địa phương...

3.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục Thuế

Trực tiếp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế còn lại, đó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các đối tượng nộp thuế TNCN (không qua khấu trừ tại nguồn), các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã... . Chi cục Thuế thực hiện tất cả các chức năng quản lý thuế, trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.

3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 50 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)