Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 71 - 74)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1.1. Môi trường vĩ mô

a) Yếu tố tự nhiên, khí hậu, lịch sử, tiềm năng du lịch biển Vịnh Hạ Long

Như đã nói ở trên, Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc nước ta, có diện tích 6.102,4 km², được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì hội tụ cả biển, đảo, sông, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hécta bãi triều và trên 20.000 hécta eo vịnh; trên 2.000 đảo lớn nhỏ diện tích chiếm tới 11,5% diện tích đất tự nhiên; hơn 80% đất đai là đồi núi; đường biên giới trên bộ với Trung Quốc dài 118,8 km (là tỉnh duy nhất có cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc). Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đặc trưng nóng ẩm là bao trùm nhất với 2 mùa chính mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa7. Không chỉ có thế, với trên 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được xếp hạng, có Vịnh Hạ Long, có danh thắng Yên Tử - trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Quảng Ninh còn có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tổng hợp (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh...) và các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh. Đặc biệt Quảng Ninh còn nổi tiếng mang tầm quốc tế là Vịnh Hạ Long - di sản, kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam và thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận. Vào 7h ngày 11/11/2011 (tức 2h ngày 12/11/2011 giờ Việt Nam), Vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới8.

Với những điều kiện địa lý, lịch sử trên, Quảng Ninh có lợi thế to lớn trong việc phát triển thương mại, công nghiệp và du lịch. Đặc biệt Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến được nhắm tới trong hành trình du lịch trên đất nước Việt Nam của khách thập phương và quốc tế.

b) Yếu tố kinh tế

Kinh tế địa phương, trong nước và quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động du lịch, đồng thời ảnh hưởng đến công tác quản lý của ngành Thuế.

Quảng Ninh là tỉnh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, là một tỉnh trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Do có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào (trong đó than chiếm tới 90% trữ lượng của Việt Nam), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng phong phú, chất lượng. Mặt khác, Quảng Ninh là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Có Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được tổ chức UNESCO tôn vinh, cùng nhiều danh thắng, di tích lịch sử văn hóa. Có hệ thống cửa khẩu phân bố trên

7

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh - cite_note-khihau-9#cite_note-khihau-9

8

Nguồn: wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh, http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh_H%E1%BA%A1_Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu NSNN (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng9. Tính đến hết năm 2011, GDP đầu người đạt 2.264 USD/năm (trong đó Hạ Long 3.711 USD/năm). Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao. Tuy nhiên năm 2012, 2013 và trong thời gian sắp tới ngành than sẽ gặp nhiều khó khăn nên thu NSNN tỉnh vốn nhiều năm phụ thuộc lớn vào ngành này (chiếm tỷ trọng nguồn tới 50%) bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

c) Yếu tố văn hóa, xã hội, nhân khẩu học:

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người, mật độ dân số đạt 191 người/km². Trong đó dân số tại thành phố Hạ Long là 221.580 người10. Những năm gần đây lượng khách du lịch tới Quảng Ninh và tới thăm Vịnh Hạ Long tăng mạnh (năm 2011, 2012, 2013 lượng khách đến Quảng Ninh gấp gần 6 lần dân số tỉnh), xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp diễn trong các năm tới do nền kinh tế đất nước và quốc tế tuy có bất ổn nhưng vẫn đang trên đà tăng trưởng, đời sống, nhu cầu hưởng thụ của người dân đã nâng cao.

Thành phố Hạ Long là điểm đến chính để từ đây du khách thăm quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long. Với tiềm năng tạo hóa ban nên quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long đang diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt: hiện thành phố có khoảng 300 khách sạn từ 1 đến 5 sao với 4.500 phòng nghỉ và nhiều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất Việt Nam trong những năm gần đây. Một mặt là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch, mặt khác cũng đặt ra bài toán cho công tác quản lý thuế và các công tác khác như bảo tồn, khác thác bền vững tài nguyên di sản...

Về văn hóa cộng đồng - đây là vấn đề mà nhiều du khách, nhất là khách quốc tế đã phàn nàn là ý thức về bảo vệ môi trường di sản của khách du lịch cùng với văn minh, văn hóa du lịch của cộng đồng địa phương còn chưa cao: nạn "chặt chém",

9

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh - cite_note-19#cite_note-19

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chèo kéo, chất lượng dịch vụ kém, buông lỏng quản lý, gây ấn tượng xấu với du khách. Việc giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong mỗi người dân đang là thách thức lớn với chính quyền địa phương.

d) Yếu tố chính trị, chính sách, pháp luật

Báo chí nước ngoài khẳng định chính sự ổn định về chính trị đã giúp cho Việt Nam đạt được những thành tựu về kinh tế hiện nay và trở thành một trong những thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (theo tờ Namyang Chinese - tờ báo hàng đầu của Malaysia).

Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế đất nước theo hệ thống kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội phát triển: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, thì khu vực kinh tế Nhà nước là lớn nhất, chiếm 36,43% GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)