5. Kết cấu luận văn
3.3.1.2. Môi trường ngành dịch vụ tàu du lịch
a) Khách hàng 1.0 0 6 .19 0 1.3 12 .9 4 2 2 .6 2 2 .13 0 2 .3 52 .9 3 4 2 .8 0 0 .0 0 0 2 .56 8 .2 0 4 53 6 .6 76 70 4 .2 10 714 .4 2 8 8 17.14 5 9 0 1.9 9 0 8 2 3 .19 0 1.0 58 .8 9 5 1.6 9 3 .6 70 1.4 9 3 .4 6 7 1.2 79 .3 9 2 1.4 8 9 .8 2 0 1.79 0 .2 8 9 1.4 72 .2 0 0 1.573 .9 50 2 .9 0 0 .0 0 0 1.4 0 0 .0 0 0 9 6 2 .3 8 3 1.3 4 7.19 2 0 50 0 .0 0 0 1.0 0 0 .0 0 0 1.50 0 .0 0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 2 .50 0 .0 0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 3 .50 0 .0 0 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Số lƣ ợn g kh ác h T ổng số khách Khách quốc tế
Biểu đồ 3.2: Khách du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long từ 2001 đến 201211
Khách hàng luôn luôn là đối tượng chính mỗi ngành kinh doanh đều phải hướng tới đáp ứng tốt nhu cầu. Tiềm năng khách du lịch Vịnh Hạ Long là vô cùng lớn, vì nhu cầu nghỉ ngơi, thăm quan, thưởng ngoạn là có đối với hầu hết người dân
11
Nguồn: Năm 2001-2011: Báo cáo của Sở Văn hóa thể thao và du lịch. Năm 2012: Báo cáo của Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ở các lứa tuổi, kể từ tầng lớp có thu nhập ở mức cận trung bình đến mức thu nhập cao, ở cả nội địa và quốc tế.
Trong xu thế tăng trưởng kinh thế, thu nhập dân cư được cải thiện thì nhu cầu đời sống tinh thần, thăm quan du lịch sẽ ngày càng lớn. Vấn đề là làm sao để đáp ứng hài lòng du khách, để lại ấn tượng tốt, để khách đến một lần còn muốn trở lại mà thôi. Do khách hàng sử dụng dịch vụ kinh doanh tàu du lịch này chủ yếu là cá nhân với mục đích đáp ứng nhu cầu bản thân. Vì vậy ngoài sự hấp dẫn của danh thắng thì chất lượng, giá cả dịch vụ là mối quan tâm chủ yếu của du khách. Hầu hết khách hàng trả tiền dịch vụ mà không có nhu cầu cần phải nhận hóa đơn, chứng từ thanh toán dịch vụ cho hành trình du lịch của mình.
b) Nhà cung cấp
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều không thể thiếu nhà cung cấp. Với loại hình kinh doanh dịch vụ tàu du lịch có thể nói các đối tượng sau là nhà cung cấp ở những phương diện khác nhau:
* Cung ứng về tư liệu sản xuất cho ngành như tàu thuyền, nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, đồ uống... trong đó ngoài tàu thuyền thì còn lại đều là những nhu yếu phẩm cần thiết, nguồn cung luôn sẵn có trên thị trường.
* Cung ứng, hỗ trợ môi trường kinh doanh, điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, có tổ chức và bền vững đáp ứng yêu cầu về nơi neo đậu, đón trả khách; sự quản lý, điều hành xuất bến, quản lý về con người của cơ quan nhà nước trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch...
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các cảng bến du lịch, tuyến điểm du lịch và điểm nghỉ đêm trên Vịnh gồm có:
- 06 cảng bến phục vụ du lịch:
+ Cảng tàu du lịch Bãi Cháy: Là cảng chính, chiều dài cầu cảng 535,3m, diện tích vùng nước ≈ 250.000m2, có thể đáp ứng tối đa 500 tàu/1 ngày;
+ Cảng khách Tuần Châu: hoạt động từ tháng 10/2009 với chiều dài cầu cảng 1.739,8m, diện tích vùng nước 111.840m2, có thể tiếp nhận các tàu du lịch vào ra không phụ thuộc vào cao độ thủy triều;
+ Bến tàu khách thuộc Cảng khách Hòn Gai Vinashin; + Cầu tàu du lịch Sài Gòn Tourist;
+ Bến Hoàng Gia - Công ty TNHH Hương Hải; + Bến Bãi Cháy (phà Bãi Cháy cũ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 05 tuyến điểm du lịch:
+ Tuyến 1: Hành trình 4 giờ: Cảng, bến tàu du lịch - Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ - Hòn Chó Đá - Hòn Đỉnh Hương - Hòn Trống Mái;
+ Tuyến 2: Hành trình 06 giờ: Cảng, bến tàu du lịch - Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ - Hòn Trống Mái - Hang Sửng Sốt - Bãi tắm Ti Tốp hoặc Soi Sim;
+ Tuyến 3: Hành trình 08 giờ: Cảng, bến tàu du lịch - Hòn Trống Mái - Hang Sửng Sốt - Động Mê Cung - Làng chài Cửa Vạn - Bãi tắm Ti Tốp, khách có thể lựa chọn hang Bồ Nâu hoặc hang Luồn thay thế cho các hang động khác; hoặc: Cảng, bến tàu du lịch - Làng chài Vông Viêng;
+ Tuyến 4: Cảng, bến tàu du lịch - Cảng khách Cái Rồng hoặc Quan Lạn (Vân Đồn), khách có thể tham quan hang Sửng Sốt, đảo Ti Tốp;
+ Tuyến 5: Cảng, bến tàu du lịch - Thiên Cung, Đầu Gỗ - hòn Trống Mái - bến Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng).
- 06 khu vực nghỉ đêm trên Vịnh:
+ Hòn 690 - Lạch Đầu Xuôi - Hòn Lờm Bò, sức chứa từ 15-18 tàu lưu trú; + Hang Trinh Nữ - Hang Trống, sức chứa từ 15-18 tàu lưu trú;
+ Hồ Động Tiên - Hang Luồn, sức chứa từ 15-18 tàu lưu trú; + Hòn 587 - Hang Lát, sức chứa từ 15-18 tàu lưu trú;
+ Cống Đỏ, sức chứa 40 tàu lưu trú; + Hồ Ba Hầm, sức chứa 24 tàu lưu trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 về việc quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách thăm quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long, thay thế các Quyết định số 4117/2005/QĐ-UBND ngày 03/11/2005, số 1930/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006, số 410/2006/QĐ-UBND ngày 26/01/2006 và Quyết định số 1555/2006/QĐ-UBND ngày 06/6/2006. Đây hành lang pháp lý cơ bản, trong đó đã thống nhất hướng dẫn quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách thăm quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên vịnh Hạ Long, cụ thể:
Việc thẩm định tiêu chuẩn tàu tham gia du lịch được giao cho Hội đồng thẩm định gồm các ngành: Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Việc cấp phép tàu vào, rời cảng, bến đón trả khách giao cho Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa (thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh).
Ngoài ra hoạt động tàu du lịch còn phải đăng ký, chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành khác khác như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Tài chính, Ủy ban Nhân dân địa phương... về các mặt xử lý rác thải, nghiệp vụ y tế, an toàn thực phẩm, giá cả... Đối với khách nước ngoài còn phải có sự quản lý về con người của Cơ quan Biên phòng, Công an...
* Cung ứng khách hàng, cung ứng các sản phẩm du lịch, dịch vụ hỗ trợ như các Công ty du lịch, hướng dẫn viên.
c) Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long là hoạt động đặc thù riêng, có tổ chức quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước. Do vậy, có thể nói không có đối thủ cạnh tranh ngành, chỉ có sự cạnh tranh trong giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tàu du lịch.