5. Kết cấu luận văn
4.3.4. Về thẩm quyền của cơ quan Thuế
Cơ quan Thuế nên sớm được trao quyền điều tra thuế, điều này sẽ giúp cơ quan Thuế giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về thuế phức tạp được nhanh hơn, có hiệu lực hơn: Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi; hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân mà còn móc nối nhiều tổ chức, cá nhân khác. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, đảm bảo chống thất thu NSNN có hiệu quả cao; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Do cơ quan Thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán tài chính, nắm giữ các thông tin về ĐTNT nên trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan Thuế là cần thiết, sát với nhiệm vụ quản lý, để đảm bảo đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Với những lợi thế về dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch sẽ còn phát triển ổn định lâu dài, đóng góp nguồn thu cho NSNN, đây là một trong những hoạt động cần được chú trọng quản lý, sao cho xứng đáng với tiềm năng của địa phương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh.
Vì vậy nghiên cứu giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long là một tất yếu khách quan đặt ra cho ngành Thuế tỉnh Quảng Ninh. Cơ chế quản lý thuế hiện nay bên cạnh những ưu việt cũng luôn tồn tại những mặt còn hạn chế, trải qua quá trình nhiều năm quản lý và tự rút kinh nghiệm, công tác quản lý thuế ở lĩnh vực này đã dần được cải thiện. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào mang tính hệ thống.
Đứng trên góc nhìn của một người đã và đang công tác trong ngành Thuế, tác giả nghĩ rằng để hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với dịch vụ tàu du lịch, không những cần nắm vững về mặt lý luận mà phải hiểu sâu sắc thực tế tình hình quản lý thuế của lĩnh vực quan tâm mới có thể vận dụng một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra được những giải pháp có tính thiết thực nhất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
Luận văn này được viết trong điều kiện nền kinh tế cả nước nói chung, kinh tế Quảng Ninh nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Thuế. Hơn lúc nào hết, toàn ngành Thuế đang nỗ lực tìm giải pháp cho công tác quản lý thuế được hiệu quả nhất, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Tác giả hy vọng rằng với những nghiên cứu hệ thống lý luận về quản lý thuế đối với dịch vụ, qua học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế; qua phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế lĩnh vực tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, những giải pháp và đề xuất kiến nghị của tác giả sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý thuế lĩnh vực tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
1. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. Các văn bản, tài liệu khác
1. Các báo cáo tổng kết công tác thuế; Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2010 đến năm 2013 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.
2. Các báo cáo về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long năm 2011, năm 2012 của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
3. Các quy trình quản lý của ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành. 4. Ngân hàng thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt Nam: hướng tới một hệ thống
hiệu quả và công bằng hơn.
5. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2010), Giáo trình thuế, Nhà xuất bản
Tài chính.
6. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm
tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, luận án tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo công tác năm 2010-2012. 8. Tổng cục Thuế (2009), Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra
thuế, Hà Nội.
9. Trường Nghiệp vụ thuế (2008), Tài liệu đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên thuế, NXB Hà Nội, Hà Nội.
10. Vũ Văn Cương (2012), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ III. Các website 1. http://vi.wikipedia.org 2. http://www.voer.edu.vn 3. http://www.mof.gov.vn 4. http://www.tapchithue.com 5. http://www.baoquangninh.com.vn 6. http://www.quangninh.gov.vn 7. http://www.halongbay.com.vn 8. http://www.vietnamtourism.gov.vn 9. http://dddn.com.vn 10. http://dantri.com.vn