Vai trò thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.1.3.2.Vai trò thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp

a) Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan Thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời làm cho doanh

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

* Thanh tra và kiểm tra thuế có những điểm giống nhau cơ bản là:

- Về mục đích: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

- Về cách thức tiến hành: Xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phân tích, đánh giá, phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật về thuế.

- Về nội dung: Đều xem xét doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Về phương pháp: Đều phải phân tích xác định rủi ro, truy lần lại việc xử lý dữ liệu, tính toán lại và xác minh.

* Những điểm khác nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế là:

- Về đối tượng: Thanh tra áp dụng cho các đối tượng có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp, hoặc khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Về phạm vi nội dung: Thanh tra thường là nội dung rộng, phức tạp, có thể liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau.

- Về biện pháp áp dụng: Thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn (tạm giữ tang vật, tài liệu; khám nơi cất dấu tang vật, tài liệu).

- Về hình thức tổ chức: Đoàn thanh tra có thể tổ chức thành các tổ để đi sâu vào từng nội dung thanh tra.

- Về thời gian: Thanh tra thường là không quá 30 ngày, kiểm tra thường không quá 5 ngày.

b) Vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế

- Thanh tra, kiểm tra góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế.

- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế, đồng thời kiến nghị bổ sung hoàn thiện, nâng cao hiệu lực pháp luật thuế.

Song song với việc giao quyền chủ động khai, nộp thuế cho NNT trong cơ chế tự khai, tự nộp thì vai trò chức năng thanh tra, kiểm tra trong hệ thống quản lý thuế càng đòi hỏi bức thiết, là yêu cầu khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, quá trình thực thi các luật thuế có nghiêm minh không sẽ ảnh hưởng

quyết định đến hiệu quả sử dụng công cụ thuế. Bởi vậy, công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đảm bảo phát huy tối đa chức năng, vai trò của thuế là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát thu nhập của dân cư trong xã hội, đảm bảo nguồn thu NSNN.

Thứ hai, luật thuế và pháp lệnh thuế là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của

nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật thuế ở nước ta còn chưa thật hoàn chỉnh, do vậy cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm phát hiện những bất hợp lý, những sai sót trong hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tiễn, làm cho pháp luật luôn là công cụ có hiệu lực trong lãnh đạo, quản lý nhà nước.

Thứ ba, trốn lậu thuế là một tồn tại không thể tránh khỏi trong bất kỳ một nền kinh tế nào. Ở nước ta, vấn đề này càng trở nên bức xúc, nhất là trong điều kiện thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp hiện nay, mà ý thức người dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế để ngăn chặn kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đảm bảo tính bình đẳng giữa những NNT. Mặt khác, trong thực tiễn một số công chức thuế do hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc do thoái hóa, biến chất mà có những biểu hiện vi phạm pháp luật, gây thất thu ngân sách hoặc gây thiệt hại cho ĐTNT. Thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa những sai phạm đó, để đảm bảo các luật thuế được thực thi một cách nghiêm minh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 32 - 34)