5. Kết cấu luận văn
3.4.3.2. Về phía cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng
a) Trong thực hiện quy trình quản lý của cơ quan Thuế
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được quan tâm nhưng còn chưa chủ động, thường xuyên, nội dung tuyên truyền hỗ trợ chủ yếu nhằm vào những yêu cầu trực tiếp của ngành Thuế, chưa thật sự khơi dậy được ý thức văn minh văn hóa trong kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Công tác quản lý về đăng ký thuế, khai thuế còn có những trường hợp chưa kịp thời, chưa cập nhật thông tin đăng ký thuế đầy đủ, chính xác; chưa phối kết hợp tốt với việc thu thập và sử dụng thông tin NNT. Trong xử lý đối với vi phạm phát sinh về đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai nhiều khi còn có tâm lý nể nang, dễ bỏ qua sai phạm.
- Việc thu thập thông tin quản lý thuế ngoài nguồn một chiều là NNT thì cơ quan Thuế chưa chủ động, chưa được chú trọng đúng mức, chỉ đến lúc “chiến dịch” mới bắt tay vào. Vì thế nên thông tin thu thập chưa chính thống, chưa được quy chuẩn hóa, nhiều trường hợp còn không thể sử dụng được do độ chính xác chưa cao, do vậy tác dụng còn hạn chế. Các thông tin từ chính NNT trên mạng internet cũng chưa được khai thác có hiệu quả.
- Khâu kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế giữ vị trí quan trọng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế nhưng cũng chưa được đầu tư về thời gian, nhân lực thỏa đáng, công chức còn thiếu sự nhạy bén và tâm huyết nghề nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý chỉ đạo của ngành, nhất là công tác kiểm tra ở cấp Chi cục Thuế còn đạt hiệu quả thấp. Thanh tra, kiểm tra tại sở NNT đối với lĩnh vực kinh doanh tàu du lịch gần như bị tránh, bỏ ngỏ trong nhiều năm. Đến khi thực hiện rơi vào lúng túng, các đoàn thanh tra, kiểm tra có tình trạng chờ, “nhìn nhau” để tìm phương án xử lý cho đoàn mình vì e ngại hồ sơ trình không được lãnh đạo phê duyệt.
b) Nguyên nhân về nguồn nhân lực ngành Thuế
Nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều. Tại cơ quan Cục Thuế nguồn nhân lực mạnh hơn cả với 94,7% trình độ đại học trở lên; 49,7% làm công tác thanh tra, kiểm tra nhưng toàn ngành tỷ lệ này tương ứng chỉ là 66,5% và 25,1% (so với các nước trên thế giới CBCC làm ở bộ phận thanh tra là 30-35%14
). Chi cục Thuế TP Hạ Long là cấp quản lý thuế 92% số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh tàu du lịch, chiếm 86,3% số lượng tàu nhưng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng.
Nhiều nơi, nhiều lúc ngành Thuế cũng chưa chủ động tham mưu tích cực cho chính quyền các cấp và chưa phối hợp tốt để cùng chỉ đạo làm tốt công tác quản lý thu thuế.
Một bộ phận công chức thuế chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa có đạo đức tác phong đúng mực trong tiếp xúc với NNT.
c) Điều kiện công nghệ, vật chất, kỹ thuật ngành
Hiện nay, điều kiện công nghệ thông tin, cơ sở vật chất ngành Thuế đã có tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý số lượng rất lớn NNT (thời điểm 31/12/2012 ngành Thuế Quảng Ninh quản lý 6.717 doanh nghiệp và trên 25.175 hộ kinh doanh, đó là chưa kể các đối tượng vãng lai, nhà thầu và NNT đang tạm ngừng hoạt động15).
Hệ thống ứng dụng khai thuế qua mạng còn nhiều lỗi, ảnh hưởng đến việc nhận tờ khai, xử lý dữ liệu của cơ quan Thuế. Khả năng tiếp nhận tờ khai còn yếu, chậm làm ảnh hưởng đến thời gian nộp tờ khai của NNT, đến thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế.
14
Nguồn: Cải cách thuế ở Việt Nam: hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn, Ngân hàng thế giới 2011
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
d) Công tác phối hợp với các ngành chức năng khác, với địa phương
Việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa ngành Thuế và các ngành Giao thông vận tải, cơ quan Cảng vụ, Công an, chính quyền địa phương... còn chưa kịp thời, thiếu chính xác, thông tin chưa được chính thống. Chưa có cơ chế, hệ thống ứng dụng kết nối trao đổi dữ liệu, đáp ứng chưa yêu cầu quản lý.