5. Kết cấu luận văn
4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế
- Cần bố trí, phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả: Trong điều kiện nguồn nhân lực có hạn, lại trình độ không đồng đều, việc bố trí, phân bổ hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Theo mô hình tự khai, tự nộp thuế, cần nâng cao tỷ lệ công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra.
Đối với các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng về tàu du lịch, để không hao tổn nhiều nhân lực làm tại Bộ phận thanh tra, Cục Thuế cần bố trí Đoàn thanh tra linh hoạt hơn, thành lập các Đoàn thanh tra với đoàn trưởng thuộc bộ phận phòng Thanh tra Cục Thuế và các công chức làm thành viên đoàn được trưng dụng từ các phòng Kiểm tra và Chi cục Thuế. Như vậy vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn thanh tra mà huy động được nhân lực ở các bộ phận khác; đồng thời lại có thể đào tạo lớp công chức được trưng dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế cận, luân chuyển sau này.
- Nâng cao nhận thức nhà quản lý; bồi dưỡng về ý thức, phẩm chất công chức thuế: Triển khai và thực hiện đúng theo Tuyên ngôn ngành Thuế trên phạm vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ toàn ngành “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới”17. Xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại công chức theo từng chức năng quản lý thuế, ban hành hệ thống quản lý và đánh giá từng loại công chức thực hiện từng chức năng quản lý thuế. Đối với công chức kiểm tra, thanh tra thuế, ngoài bồi dưỡng chuyên môn, quản lý thuế nói chung còn phải thường xuyên quán triệt bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tránh gây phiền hà cho NNT.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nâng cao năng lực công chức thuế các cấp trong ngành Thuế phục vụ yêu cầu quản lý thuế; xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên trách và kiêm nhiệm; xây dựng hệ thống tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế. Đối với lực lượng công chức kiểm tra, thanh tra thuế, cần chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu, kiến thức kế toán doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính và khả năng sử dụng ứng dụng tin học, ngoại ngữ trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý kiểm tra, thanh tra thuế.
Cơ quan Thuế cần sớm xây dựng, hoàn thiện và ban hành cẩm nang nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế theo sắc thuế, ngành nghề kinh doanh. Trong đó ngành kinh doanh dịch vụ tàu du lịch là một nội dung điển hình để phổ biến tới công chức thuế, góp phần nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm cho công chức thuế.
Thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; nêu lên những ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm tra, thanh tra thuế; tổng hợp, giải đáp, rút kinh nghiệm từ những vướng mắc để từ đó công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế học hỏi trao đổi nâng cao trình độ nghiệm vụ, chuyên môn.
- Chính sách đãi ngộ phù hợp phù hợp là một động lực thúc đẩy công chức thuế gắn bó với nghề nghiệp. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, cần có chế độ đánh giá đúng mực, khen thưởng, bồi dưỡng kịp thời, động viên xứng đáng đối với công chức có thành tích, với đội ngũ giảng viên kiêm chức, cũng như công chức thuế giỏi, để tạo nên môi trường mà ở đó, người công chức thuế luôn muốn học hỏi, muốn đổi mới, nhiệt tình và tâm huyết với ngành.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/