Kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 67 - 70)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2.5. Kiểm tra, thanh tra thuế

a) Công tác kiểm tra hồ sơ tại cơ quan Thuế

Việc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan Thuế hiện nay được thực hiện theo Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Năm 2013 ngành Thuế thực hiện kiểm tra rà soát được 29.194 lượt hồ sơ khai thuế. Kết quả: chấp nhận 21.788 hồ sơ; đề nghị kiểm tra đối với 5.480 hồ sơ; yêu cầu giải trình, bổ sung điều chỉnh 1.889 hồ sơ; số thuế điều chỉnh tăng 106 tỷ đồng, điều chỉnh giảm 322,2 triệu đồng; ấn định 37 hồ sơ, số thuế ấn định 634,6 triệu đồng; giảm khấu trừ 55 triệu đồng. So với năm 2012, số hồ sơ được kiểm tra giảm, bằng 83,1% so với năm 2012 (29.149 hồ sơ/35.985 hồ sơ) nhưng số thuế điều chỉnh và số thuế ấn định tăng (năm 2012 số thuế điều chỉnh tăng 89,7 tỷ đồng, điều chỉnh giảm 485,4 triệu đồng, ấn định 518 triệu đồng).

Đây là công tác quan trọng trong giám sát tuân thủ pháp luật thuế, ngoài việc kiểm tra phát hiện những sai sót mang tính kỹ thuật tính toán đơn thuần, công tác này nhằm đánh giá, xác định mức độ rủi ro trong quản lý thuế để ngăn chặn, có phương án xử lý kịp thời. Trong cơ chế tự khai, tự nộp đây là bước khởi đầu quan trọng nhất đòi hỏi công chức kiểm tra ngoài thực hiện theo quy trình, chính sách thuế cần có hiểu biết, có kiến thức nhất định về ngành nghề kinh doanh, có sự nhạy bén nghề nghiệp để phát hiện điểm bất hợp lý trong hồ sơ khai thuế, từ đó yêu cầu bổ sung, điều chỉnh hoặc trình kiểm tra, ấn định thuế cho phù hợp.

Từ cuối năm 2011 dựa trên nguồn thông tin, dữ liệu thu thập từ Cảng vụ đường thủy nội địa về số chuyến tàu xuất bến, số lượng khách, ngành Thuế Quảng Ninh đã so sánh, đánh giá số chuyến tàu với doanh thu tàu du lịch đã kê khai, đối chiếu phát hiện trường hợp bất hợp lý, yêu cầu giải trình. Việc này đã có tác động ngay, từ đây NNT đã tự ý thức phải khai đủ số chuyến tàu thực hiện, cho thấy thời gian trước việc quản lý thông tin một chiều đã tạo kẽ hở lớn cho NNT trốn giấu doanh thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua kiểm tra cho thấy chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được nâng nên nhưng chưa đồng đều; công tác rà soát, kiểm tra hồ sơ khai thuế còn chưa kịp thời, còn tình trạng hồ sơ khai thuế có sai sót trong thời gian dài nhưng chưa được phát hiện. Số hồ sơ được kiểm tra tại cơ quan Thuế mới đạt tỷ lệ thấp so với yêu cầu.

b) Công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thực hiện kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT theo Quy trình kiểm tra thuế, Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo các Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008, Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Qua phân tích, nhận định hoạt động kinh doanh tàu du lịch chủ yếu cung ứng dịch vụ vận chuyển thăm quan, ăn uống; đối tượng khách hàng hầu hết không có nhu cầu lấy hóa đơn; đầu vào, chi phí dịch vụ khó kiểm soát; loại hình doanh nghiệp chủ yếu thuộc khu vực tư nhân, không có sự quản lý giám sát giữa các bộ phận, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đánh giá đây thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có mức rủi ro về thuế cao nhất, cần tiến hành tổng thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.

Bảng 3.5. Bảng phân loại rủi ro về thuế theo ngành nghề kinh doanh STT Ngành nghề kinh doanh theo thứ tự mức rủi ro

1 Ngành vận tải kho bãi (Bốc xúc, san gạt đất đá; vận chuyển hàng hóa, hành khách; kinh doanh tàu khách du lịch)

2 Ngành xây dựng (Xây dựng công trình, xây dự án khu đô thị, hạ tầng)

3 Ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống (Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, kinh doanh dịch vụ ăn uống và dịch vụ giải trí)

4 Ngành khoáng sản than (Sản xuất và kinh doanh than) 5 Ngành kinh doanh thương mại (Bán buôn, bán lẻ hàng hóa)

(Nguồn: Đánh giá của Phòng Thanh tra thuế số 1 - Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh)

* Kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT năm 2012 đối với 78 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do Chi cục Thuế thành phố Hạ Long quản lý như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại DN kinh doanh tàu du lịch

Thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT

Kết quả xử lý (triệu đồng)

Giảm lỗ Giảm

khấu trừ Truy thu

Phạt VPHC về thuế, về

hoá đơn

Tổng số: 78 DN (Trong đó: Tổng cục Thuế thanh tra: 02; Cục Thuế thanh tra: 60; CCT Hạ Long kiểm tra: 16)

12.833 253 5.833 1.553

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh)

Thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra bắt đầu từ tháng 3/2012, kết thúc tháng 8/2012. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm như:

- Về doanh thu tính thuế: Doanh nghiệp kê khai không đầy đủ doanh thu so với giấy phép rời cảng của Cảng vụ đường thuỷ nội địa; kê khai doanh thu đối với khách lấy hoá đơn cao hơn khách lẻ không có mã số thuế, không lấy hoá đơn; không kê khai doanh thu khách lẻ...

- Về thuế GTGT của HHDV bán ra: Khai không chính xác làm thiếu thuế GTGT của HHDV bán ra (do khai không đầy đủ doanh thu), xác định sai loại dịch vụ được áp dụng giảm thuế suất thuế GTGT.

- Về khấu trừ thuế đầu vào: Khai khấu trừ đối với hoá đơn GTGT đầu vào không phục vụ SXKD của đơn vị; khấu trừ thuế hóa đơn không đủ điều kiện về chứng từ thanh toán qua ngân hàng; thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản mua vào bị tổn thất, thiên tai, chi phí dầu diezel vượt định mức...

- Về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Hạch toán vào chi phí giá vốn hàng ăn đối với chi phí thu mua nông sản, hải sản không có hoá đơn chứng từ theo quy định, dẫn đến chi phí giá vốn không chính xác; hạch toán chi phí nguyên nhiên, liệu vượt định mức; trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định; hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ theo quy định...

Năm 2013 số liệu về công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long không phát sinh là do năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2012, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lực lượng triển khai đồng loạt thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh này. Năm 2013 Cục Thuế đã tập trung nguồn lực triển khai thanh tra, kiểm tra sang các lĩnh vực, ngành nghề khác có rủi ro về thuế cao như: chuyển giá, kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp có số lỗ lớn và liên tục,… Mặt khác, sau khi chuyên đề thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long kết thúc, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT kinh doanh loại hình này đã được nâng lên đáng kể, thực hiện khai thuế, nộp thuế đầy đủ vào NSNN với số nộp năm 2013 là 54,9 tỷ đồng, bằng 109% so với cùng kỳ (năm 2012 số nộp NSNN là 50,2 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)