5. Kết cấu luận văn
1.2.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế GTGT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a) Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT, gồm các HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện hành.
Như vậy, phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT ở Việt Nam rất rộng, bao gồm tất cả các HHDV được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng trong nước (gồm cả tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động không sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân).
b) Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
c) Đối tượng không chịu thuế GTGT:
Theo nguyên tắc của thuế GTGT thì mọi HHDV tiêu dùng ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Ở nước ta hiện hành quy định có 26 nhóm HHDV thuộc diện không chịu thuế GTGT. Các nhóm HHDV này có những điểm khác biệt đối tượng chịu thuế GTGT và có thể xếp theo tính chất và mục đích kinh tế xã hội sau đây:
- Sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- HHDV mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống cộng đồng, không mang tính chất kinh doanh;
- HHDV cần khuyến khích phát triển: khuyến khích xã hội hóa; khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất trong nước...
- Các dịch vụ tài chính;
- Hàng hoá mang tính chất đặc thù thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng: vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng;
- HHDV thuộc hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
- HHDV khác không mang tính phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước: hàng tạm nhập tái xuất, nhập nguyên liệu để gia công xuất khẩu...;
- HHDV của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (1) Giá tính thuế:
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp. Xác định giá tính thuế GTGT tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu.
Đối với HHDV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng, giá tính thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá HHDV mà cơ sở kinh doanh được hưởng (trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN).
Đối với HHDV chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế TTĐB (nếu có).
- Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngoài ra, để thực hiện thống nhất, thuận lợi, pháp luật thuế GTGT cũng quy định, hướng dẫn giá tính thuế áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể.
(2) Thuế suất:
Trước đây Luật thuế GTGT ở nước ta (hiệu lực thi hành từ năm 1999) quy định bốn mức thuế suất (0%, 5%, 10%, 20%); Luật ban hành năm 2008 (hiệu lực thi hành từ năm 2009) đã được điều chỉnh chỉ còn ba mức thuế suất:
- Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu;
- Mức thuế suất 5%: Áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi, có thể phân thành 2 nhóm:
+ HHDV thiết yếu cho đời sống xã hội;
+ Nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất.
- Mức thuế suất 10%: Áp dụng cho các loại HHDV còn lại không thuộc loại chịu mức thuế suất 0% và 5% ở trên.