5. Kết cấu luận văn
1.5.3.2. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Trong năm 2012, ngành Thuế TP Đà Nẵng đã tổ chức hơn 2.000 cuộc thanh tra, kiểm tra; truy thu và phạt 95,8 tỷ đồng (đạt 107,5%); thu hồi hoàn thuế và phạt 54,4 tỷ đồng (đạt 125,9%); xử lý giảm lỗ 364,9 tỷ đồng, giảm thuế GTGT được khấu trừ 9,6 tỷ đồng; thực hiện rà soát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế, yêu cầu điều chỉnh 1.008 hồ sơ với tổng số thuế phải nộp tăng thêm 15,4 tỷ đồng; chuyển Thanh tra Sở Tài chính nhiều trường hợp xử lý phạt các hành vi vi phạm về kế toán… Đã phát hiện 03 vụ mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra. Cũng trong năm qua, ngành Thuế thành phố Đà Nẵng đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phát hành hơn 29.600 lượt thông báo phạt nộp chậm, mời 4,055 lượt doanh nghiệp nợ lớn lên làm việc. Thu nợ trong năm 2011 chuyển qua đạt 383 tỷ đồng, và thu nợ trong năm 2012 đạt 655 tỷ đồng. Cục Thuế đã phối hợp Công an, Chi cục Quản lý thị trường thành phố tổ chức các đội liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế đối với 159 doanh nghiệp, qua đó đã xử lý truy thu và phạt 952 triệu đồng đối với các doanh nghiệp này. Đối với các đơn vị chây ỳ nợ thuế lớn, các quận, huyện đã thành lập các Đoàn thu nợ thuế do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND quận, huyện làm Trưởng đoàn trực tiếp đi đôn đốc tại các doanh nghiệp nợ lớn, kết quả thu được 59,5 tỷ đồng vào ngân sách, các khoản nợ còn lại được các doanh nghiệp ký cam kết trả theo lộ trình hợp lý.
Trong năm 2013, để chống thất thu thuế, công tác thanh tra, kiểm tra được Cục Thuế xây dựng kế hoạch và triển khai liên tục theo quý, tháng. Theo đó ưu tiên tập trung thanh tra các đơn vị thuộc các ngành, lĩnh vực có khả năng khai thác nguồn thu cao như khách sạn, ăn uống, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, san lấp mặt bằng, tư vấn thiết kế, bưu chính viễn thông, khoáng sản, kinh doanh thiết bị, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá và có số hoàn thuế lớn, các doanh nghiệp quyết toán lỗ, lỗ liên tục, lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, và các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế, các doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế.
Tóm tắt chƣơng 1
Qua chương 1, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận chung về thuế và quản lý thuế đối với dịch vụ du lịch. Trong đó luận văn tập trung vào các nội dung: Tổng quan về thuế; Những chính sách pháp luật thuế trực tiếp điều chỉnh và có ảnh hưởng chủ yếu đối với hoạt động dịch vụ du lịch trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế hiện hành như: Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN,... Nội dung của công tác quản lý thuế. Những kinh nghiệm về quản lý thuế.
, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến các nhân tố giữ vai trò quan trọng trong nhiệm vụ quản lý thuế theo mục tiêu mang tính chuyên đề với ngành dịch vụ du lị ịa phương mà sẽ được đề cập ở chương III.
ảo kinh nghiệm quản lý thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long, những tổng luận lý thuyết nêu
trên sẽ làm cơ sở cho việ ằ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long” được thực hiện nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra như thế nào? Những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh? Ảnh hưởng như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã chọn Cơ quan văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế TP Hạ Long làm địa điểm nghiên cứu. Đây là 2 trong số các đơn vị thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh quản lý chủ yếu về số doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (chiếm 97,8% trên tổng số các doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long).
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp để phân tích. Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:
- Kế thừa số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có liên quan đến đề tài luận văn.
- Các báo cáo tài liệu của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. Các báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Cục Thuế tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Quảng Ninh, các Chi cục Thuế trực thuộc về công tác quản lý thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành Thuế, Tài chính, chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên mạng internet... liên quan tới công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh (số liệu này thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban, ngành có liên quan).
- Tài liệu thu thập về hoạt động dịch vụ tàu du lịch (số liệu thu thập từ Sở Giao thông vận tải, Công an) và các tài liệu khác liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thực hiện tổng hợp số liệu từ năm 2010 đến năm 2013. Toàn bộ số liệu thu
thập được xử ần mềm quản lý
thuế của ngành Thuế.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như: Số thu thuế dịch vụ du lịch của một số nước, một số địa phương; tình hình thu thuế dịch vụ du lịch theo các năm; tình hình quản lý thuế dịch vụ tàu du lịch theo loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể...
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau.
Phương pháp này giúp cho việc thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn, loại hình đối tượng nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan, hình thức hoạt động và công tác tổ chức quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch. Trên cơ sở đó giúp cho việc phân tích, mô tả và đánh giá tình hình, thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.4.3. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của ngành Thuế Quảng Ninh.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch: Số thu, nộp thuế từ hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch, kết quả thực hiện các nội dung quản lý thuế.
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau: So sánh kết quả thực hiện về công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch qua các giai đoạn.
+ So sánh các đối tượng tương tự: So sánh kết quả quản lý thuế các địa bàn, các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh các loại hình khác nhau.
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến: Các trường hợp có doanh thu ngang bằng nhau nhưng số thuế nộp cao hơn hoặc quy mô, điều kiện kinh doanh như nhau nhưng doanh thu khác nhau.
- So sánh theo thời gian, theo chỉ tiêu, tính toán, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- Liên hệ, cân đối nhằm đánh giá, xem xét hành vi của doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sách thuế.
2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
2.2.4.5. Phương pháp SWOT
Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được.
Phương pháp SWOT phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long. Phân tích SWOT giúp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- , công chức thuế
.
- Số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- thủ tục .
- Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- ố thu thuế do ngành Thuế Quảng Ninh thực hiệ
ỷ trọng số thu thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long trong tổng số thuế trên địa bàn tỉnh qua các năm.
- Tình hình nợ đọng thuế và các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế. - Tình hình miễn, giảm, hoàn thuế.
- Tình hình xử lý vi phạm hành chính về thuế. - Công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TÀU DU LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 3.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có biên giới quốc gia, trên đất liền phía Bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp huyện Phoòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với 132,8 km đường biên giới; phía Đông là Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng.
Quảng Ninh có khả năng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội về mọi mặt: công nghiệp khai khoáng (than, đá...); du lịch với những điểm nổi tiếng trong và ngoài nước (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ, Vân Đồn...); là cửa ngõ lưu thông hàng hoá qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển; hiện có 8.500 doanh nghiệp và trên 23.000 hộ kinh doanh đang hoạt động với các loại hình, lĩnh vực đa dạng nên công tác quản lý thuế nói chung tương đối phức tạp.
Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ước đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. GDP bình quân đầu người ước đạt 1.587 USD (cao hơn mức bình quân cả nước khoảng 1.000 USD). Năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 31.830,7 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, với các kết quả như tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 43.708,4 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 1.846,9 triệu USD, tăng 1,85% so với cùng kỳ... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 đạt 41.850 tỷ đồng, tăng 8,35% so với năm 2012, vượt 0,35% so với kế hoạch. Trong đó, vốn doanh nghiệp nhà nước ước đạt 17.811 tỷ đồng, chiếm 42,56% tổng vốn và tăng 2,4% so với cùng kỳ; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt trên 9.563,6 tỷ đồng, chiếm 22,85% tổng vốn và tăng 59,39% so với cùng kỳ 2012. Riêng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt trên 5.100 tỷ đồng, chiếm 41% tổng chi ngân sách (Nguồn: Báo cáo Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong năm 2013, cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án, với tổng mức vốn đăng ký lên tới 371,745 triệu USD. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án, trong đó có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng mức vốn thu hút đầu tư FDI của năm 2013 lên 394,63 triệu USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2012 (394,63/395,94) và tăng 8% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 96 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,540 tỷ USD. Có 8.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 80.174 tỷ đồng (Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh).
Kết quả trên thể hiện tỉnh Quảng Ninh đang đi đúng hướng trên con đường phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước làm cho vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được khẳng định, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
3.1.2. Giới thiệu về Vịnh Hạ Long
Là một vịnh nhỏ, thuộc phần bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua TP Hạ Long, TP Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-