Các nghiên cứu của một số tác giả trong nƣớc [36, 37a, 37b, 39] chỉ ra rằng "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" và thậm chí "đồng quản lý" không phải là khái niệm mới mẻ đối với Việt Nam, có mới chăng chỉ là ở tên
5 Khảo sát thực địa vào tháng 9 năm 2003, tại tỉnh Siem Reap - Campuchia.
6 Theo Ly Vuthy, Cục Trƣởng Cục Phát triển Nghề cá Cộng đồng, cho biết hiện đã có hơn 500 tổ chức Nghề
cá Cộng đồng ở Campuchia (vào thời điểm gặp Nghiên cứu sinh ở Siem Reap - Campuchia, tháng 5/2007).
Tổ tuần tra Kok Kdol 12 thành viên Tổ tuần tra Dey Kraohom 13 thành viên Đội tuần tra
10 thành viên
Các nhóm ngƣ dân liên hệ với Ban Quản lý hoặc các Tổ tuần tra nếu họ thấy các hoạt động đánh cá bất hợp pháp khi đang hành nghề Ban Quản lý Đội Tổ Ngƣ dân Ban Quản lý Nghề cá Cộng đồng Tổ tuần tra Thnal Kombot 11 thành viên
gọi mà thôi. Khoảng 400 năm trƣớc nghề cá sông ở Việt Nam đã đƣợc giao cho các cộng đồng ngƣ dân đánh cá quản lý và tự điều chỉnh phân chia quyền thả lƣới ở từng quãng sông. Dƣới triều đại nhà Nguyễn, nghề cá đầm phá ở Thừa Thiên Huế đƣợc Nhà nƣớc giao cho các làng quản lý theo thể thức lãnh trƣng. Tại miền Bắc Việt Nam, các Chuôm ở từng làng và các đầm ở trên các cánh đồng thƣờng là nơi đánh cá chung của cả làng nhƣng là của từng làng riêng biệt,…
Từ khoảng 1995 trở lại nay, các nghiên cứu triển khai về quản lý thuỷ sản dựa vào cộng đồng hoặc đồng quản lý đã bắt đầu trở lại.
1.2.2.1. Hải Phòng:
Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng xã Phù Long đƣợc phối hợp thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn (Hà Nội), Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải dƣới sự trợ giúp của Viện Konrad Adenauer (KAS), là tổ chức phi chính phủ của Đức, từ năm 1999. Ý tƣởng chính của dự án "quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng" là phân cấp cho địa phƣơng và lôi kéo sự tham gia đông đảo của những ngƣời sử dụng nguồn lợi vào việc bảo vệ chính những nguồn lợi đó. Mục tiêu dự án là triển khai thí điểm mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng để khi có điều kiện, có thể nhân rộng trên toàn huyện... [41, tr.78].
Một số kết quả đạt đƣợc của mô hình: Nhận thức và năng lực của cộng đồng từng bƣớc đƣợc nâng cao; Thả phao và khai trƣơng khu bảo tồn nguồn lợi xã Phù Long vào tháng 3/2003; Hội đồng quản lý khu bảo tồn nguồn lợi với 10 thành viên là các ngƣ dân và cán bộ địa phƣơng đƣợc thành lập do Chủ tịch UBND xã đứng đầu, bên cạnh đó Đội tuần tra, kiểm soát với 6 thành viên cũng đƣợc lập ra với nhiệm vụ chính là tuần tra, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hợp pháp trong phạm vi khu bảo tồn
nguồn lợi; Nguồn lợi thuỷ sản có dấu hiệu bắt đầu phục hồi; Bƣớc đầu định hƣớng phát triển các hoạt động khai thác thân thiện với môi trƣờng...
Các vấn đề còn tồn đọng, cần giải quyết lúc kết thúc dự án là: Chƣa có khung pháp lý cho khu bảo tồn biển Phù Long; Chƣa có cơ chế tài chính để tiếp tục duy trì các hoạt động của khu bảo tồn; Năng lực quản lý khu bảo tồn của cán bộ và cộng đồng dân địa phƣơng chƣa cao; Chƣa có sự nhất trí giữa các ban ngành cấp huyện, tỉnh và địa phƣơng... [41, tr.110].
1.2.2.2. Khánh Hoà:
Mô hình Bảo tồn biển Rạn Trào do địa phƣơng quản lý ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hƣng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, đƣợc phối hợp thực hiện bởi Liên minh Sinh vật biển Quốc tế Việt Nam7
và UBND huyện Vạn Ninh từ năm 2001 đến 2004.
Mục tiêu là quản lý và bảo tồn tốt hệ sinh thái san hô Rạn Trào (27 hecta) tại xã Vạn Hƣng, thông qua áp dụng đồng quản lý và quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Các mục tiêu khác, nhƣ: Nâng cao năng lực ngƣời dân trong bảo vệ môi trƣờng; Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi ven bờ; Xây dựng một mô hình quản lý vùng ven biển để phổ biến và áp dụng tại các vùng biển khác của Việt Nam.
Các kết quả đạt đƣợc là: Sự liên hệ khăng khít giữa chính quyền, Ban Quản lý Dự án và ngƣời dân; Ban Quản lý Dự án đƣợc UBND huyện thành lập; "Nhóm hạt nhân" do UBND xã Vạn Hƣng thành lập trên cơ sở đƣợc cộng đồng bầu chọn, gồm 8 ngƣời dân và 1 chiến sỹ biên phòng; Tháng 3/2002, Khu Bảo tồn chính thức ra đời với việc xác định các cột mốc ranh giới, nhà bảo vệ; Nguồn lợi thuỷ sản bƣớc đầu có dấu hiệu phục hồi...
7
Những hạn chế đƣợc phát hiện lúc kết thúc Dự án: Hoạt động của Dự án chƣa gắn kết với các quy hoạch phát triển của chính quyền địa phƣơng; Chƣa mở rộng đƣợc mô hình ra ngoài thôn Xuân Tự, để các cộng đồng hƣởng lợi; Chƣa có kế hoạch khai thác hợp lý và hoàn chỉnh, để xảy ra tranh chấp khai thác thuỷ sản sau khi nguồn lợi có dấu hiệu hồi phục; Việc trợ giúp của cơ quan Nhà nƣớc cho nhóm hạt nhân chƣa đủ, thể chế chƣa mạnh và hiệu quả chƣa cao [23, tr.4]. Theo Đào Văn Thiện và Nguyễn Thu Huệ (2004): Thu hút đƣợc cộng đồng tham gia thành lập khu bảo tồn biển tại địa phƣơng là một thành công lớn nhƣng chƣa đủ, Nhà nƣớc cần tạo thể chế và khuyến khích các sáng kiến quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào dân... [35, tr.1].
1.2.2.3. Đắc Lắc:
Dự án "Quản lý nghề cá hồ chứa" do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III thực hiện, dƣới sự tài trợ của Uỷ hội sông Mê Công (MRC) bắt đầu từ tháng 8 năm 1995. Mục tiêu của giai đoạn 1 là “nâng cao năng lực cho các cơ quan thủy sản về lập kế hoạch và quản lý nghề cá hồ chứa bền vững”. Đồng quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng là mục tiêu lâu dài của dự án, nhằm đạt đƣợc sản lƣợng thủy sản cao và bền vững thông qua việc quản lý hồ chứa có sự thống nhất giữa cộng đồng và Nhà nƣớc [50, tr.1]. Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 3 năm 2000, với mục tiêu là thiết lập mô hình đồng quản lý bền vững và triển khai nhân rộng nhằm đạt đƣợc sản lƣợng thủy sản tối ƣu trong các hồ chứa.
Dự án đã tiến hành các nghiên cứu về sinh học và kinh tế xã hội tại 6 hồ đƣợc chọn, có diện tích mặt nƣớc từ 5,37 hecta đến 658 hecta, ở tỉnh Đắc Lắc, Tây Nguyên, Việt Nam. Phƣơng thức quản lý giữa các hồ đƣợc chọn cũng khác nhau, không có sự đồng nhất nào trong sự quản lý các hồ chứa. Dự án đã cố gắng đƣa ra đƣợc một mô hình quản lý để các nhà quản lý thuỷ sản có thể áp dụng thử nghiệm và sau đó phát triển nhân rộng cho những hồ khác.
Hồ đầu tiên đƣợc thử nghiệm mô hình đồng quản lý là hồ Easoup, tháng 6 năm 1998. Cho đến nay đã thiết lập mô hình đồng quản lý nghề cá trên 3 hồ có tổ chức ngƣ dân: Hội Nghề cá hồ Easoup thành lập 1999 bởi UBND xã Easoup, là thành viên của Hội Nông dân thị trấn Easoup; Tổ Ngƣ dân hồ Buôn Tría đƣợc UBND xã Buôn Tría thành lập từ năm 2001; Hội Nghề cá hồ Lak do UBND tỉnh Đắc Lắc thành lập năm 2002. Các hồ khác cũng đã đƣợc khẳng định là không phù hợp với mô hình "đồng quản lý".
Tiến trình xây dựng mô hình đồng quản lý qua thực tiễn của dự án đƣợc tóm tắt bằng sơ đồ ở Hình 1.3.
Các vấn đề tồn đọng cho đến nay, đƣợc tóm lƣợc [50, tr.4]:
- Thiếu tài chính để thực hiện các kế hoạch hoạt động khi chỉ dựa trên nguồn tài chính thông qua thuế và phí hội viên. Hoạt động thả cá và tuần tra bảo vệ cần nhiều sự đóng góp về tài chính từ các thành viên cũng nhƣ các tổ chức cơ quan. Dự án cũng không có nguồn tài chính để tài trợ cho các hoạt động này của hội và các Chi hội cũng không có khả năng để đóng góp.
- Chính quyền cấp huyện vẫn còn thờ ơ, chƣa bố trí cán bộ chuyên trách quản lý, theo dõi nghề cá. Cán bộ chuyên trách này đƣợc kỳ vọng sẽ là cầu nối quan trọng giữa Hội Nghề cá, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan ban ngành khác khi Dự án kết thúc.
Qua các tồn đọng của việc triển khai mô hình "đồng quản lý nghề cá" ở Đắc Lắc, có thể thấy: động lực thực hiện "đồng quản lý nghề cá" chƣa đƣợc làm rõ, nguy cơ không có kế thừa thực hiện "đồng quản lý nghề cá" khi Dự án kết thúc vì không tồn tại bất kỳ thể chế, cam kết nào từ phía chính quyền.
Các thảo luận thăm dò với các bên liên quan
Không ủng hộ? Rút lui Ủng hộ
Gặp gỡ các bên liên quan (PRA): các bên liên quan? Các vấn đề? Hƣớng giải quyết? Tiếp tục thăm dò các bên liên quan Xác định/ tìm ra các vần đề: Mâu thuẫn?
các vấn đề chung? Các hoạt động? Cơ cấu đại diện cho ngƣ dân?
Xác định các mối liên quan cần thiết Các hoạt động ban đầu (tập huấn/ điều tra, vv...) Sắp xếp các mối liên kết Xác định nhóm lãnh đạo tiềm năng
Tổ chức nhóm lãnh đạo của cộng đồng/ thiết lập mối liên quan với các cơ quan hữu quan
Tổ chức bầu cử/ Thiết lập hội ngƣ nghiệp
Tập huấn/ phối hợp nghiên cứu/ quản lý hành chính, kỹ thuật, hỗ trợ tài chính/ Liên hệ các cơ quan hữu quan
Phối hợp với các bên liên quan xác định mô hình đồng quản lý Quyết định thành lập mô hình đồng quản lý.
LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG, THỰC HIỆN, GIÁM SÁT, LƢỢNG GIÁ