Đánh giá từ Nhà nƣớc địa phƣơng tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 115)

Việc xây dựng mô hình thí điểm đƣợc lồng ghép trong kế hoạch tổng thể của Nhà nƣớc nên việc đánh giá mô hình để kịp thời công bố, báo cáo, quảng bá và nhất là đệ trình chính quyền đƣa ra các chính sách vĩ mô quản lý nghề cá cũng nhƣ các quy phạm pháp luật quản lý nghề cá liên quan đến việc phân quyền, dựa vào dân để quản lý thuỷ sản, mang yếu tố quyết định của

26 Bộ câu hỏi đánh giá "Quản lý mâu thuẫn" dành cho ngƣ dân, của Liên minh Sinh vật biển Quốc tế - Việt

việc phát triển nhân rộng. Nhà nƣớc địa phƣơng mà đại diện là lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã theo dõi và đánh giá sát sao mô hình nghiên cứu vì chính nó là một trong ba hợp phần của đề án: Quy hoạch quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010, do UBND tỉnh đầu tƣ thực hiện. Tháng 10/2004, việc đánh giá của UBND tỉnh đƣợc tiến hành với sự tham gia của nhiều ban ngành, nhiều nhà khoa học khác nhau của tỉnh.

Kết quả mô hình nghiên cứu thí điểm dựa vào cộng đồng ở Quảng Thái đƣợc chấp nhận vì nó thay đổi hiện trạng vô tổ chức tại cơ sở bằng tổ chức sản xuất nghề cá đơn giản bằng tri thức địa phƣơng, đặt nền móng cho việc tổ chức sản xuất hiện đại về sau. Các tiêu chí đƣợc xác định [32]:

1) Phục vụ tức thời: Có thể phát triển ngay lập tức, phục vụ kịp thời nhu cầu sắp xếp của Nhà nƣớc và cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng.

2) Đạt ở khâu nhận thức: Ngƣời dân đã nhận thức đƣợc việc sắp xếp, quy hoạch, quản lý, tổ chức sản xuất không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nƣớc mà chính bản thân ngƣời dân có trách nhiệm. Việc sản xuất lộn xộn, huỷ diệt nguồn lợi, ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng ngƣ dân trên địa bàn hơn là ảnh hƣởng đến Nhà nƣớc.

3) Chi phí hợp lý: Nhờ có sự tham gia của cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng nên chi phí quy hoạch, sắp xếp quản lý của Nhà nƣớc rất có hiệu quả. Thực tế các chi phí từ Nhà nƣớc chỉ mang tính hỗ trợ kỹ thuật mà cộng đồng ngƣ dân không thể tự làm đƣợc, nhƣ: xây dựng bản đồ ngƣ trƣờng chính xác bằng phƣơng pháp kỹ thuật số; xác định các toạ độ; đo đạc các cột mốc bằng máy đo lazer; xác định ranh giới hành chính của xã trên mặt nƣớc đầm phá...

Với kết quả đánh giá rất khả quan về mô hình nghiên cứu, nhất là do đƣợc thiết kế từ đầu mang tính hệ thống nên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định khuyến khích nhân rộng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở Quảng Thái, áp dụng cho toàn bộ nghề cá quy mô nhỏ tại đầm phá Thừa Thiên Huế để giảm nhẹ chi phí quản lý cho Nhà nƣớc, đồng thời phát

huy dân chủ cơ sở ở các tổ chức ngƣ dân trong việc tự quản ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản, môi trƣờng thuỷ sinh và các lãnh vực liên quan nhƣ: giao thông thuỷ, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn... Tổ chức ngƣ dân các cấp nằm trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam là đối tác chính để chính quyền phối hợp quản lý khai thác thuỷ sản nói riêng và quản lý nghề cá nói chung trên đầm phá Thừa Thiên Huế [45, K. 8, Đ. 1]. Sự đánh giá tích cực của chính quyền địa phƣơng tỉnh Thừa Thiên Huế về mô hình nghiên cứu góp phần quan trọng dẫn đến việc phát triển mạnh mẽ hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở đầm phá Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 115)