Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu luận điểm khoa học

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 77)

Để khởi nguồn xây dựng luận điểm nghiên cứu tốt, thì hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu phi thực nghiệm đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 và các mục 1, 2, 3 của chƣơng 2. Một loạt các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng, nhƣ: xây dựng khái niệm, chuẩn hoá khái niệm, lựa chọn thuật ngữ, thống nhất hoá thuật ngữ... Từ việc nghiên cứu tƣ liệu: sƣu tầm, phân tích, tổng hợp, tóm tắt các sự kiện và các nghiên cứu tƣơng tự trƣớc đây, đã đƣa ra đƣợc tổng quan nghiên cứu. Ở đây, các phƣơng pháp phi thực nghiệm nhƣ: quan sát, chuyên gia, hội thảo khoa học... cũng đƣợc vận dụng.

Các hội thảo khoa học khác nhau trong nƣớc, ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan, nhƣ: đồng quản lý nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, quản lý có sự tham gia của ngƣời dân... là cơ hội tốt để thực hiện việc thu nhận thông tin, mạn đàm, trao đổi các vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là cơ hội để thực hiện phƣơng pháp chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp những nhà khoa học liên quan.

Quan sát tận mắt các tổ chức ngƣ dân trong các hệ thống khác nhau của nƣớc ngoài, nhƣ: Nghề cá Cộng đồng (CF) của Campuchia, Hội Hợp tác Nghề cá (FCA) của Nhật Bản, cho thấy những triển vọng phát triển tốt của một hệ thống tổ chức ngƣ dân đƣợc Nhà nƣớc chính thức điều phối. Quan sát những mô hình tƣơng tự về quản lý dựa vào dân đã triển khai ở các địa phƣơng khác nhau tại Việt Nam, nhƣ: hồ Lắc, Đắc Lắc; Phù Long, Hải Phòng; rạn Trào, Khánh Hoà; đầm phá Thừa Thiên Huế trong quá khứ... cũng là những thực tiễn súc tích, sinh động làm cho công tác nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá có hiệu quả hơn.

Hình 2.3: Sơ đồ Tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu của Đề tài Các phƣơng pháp thuộc nhóm nghiên cứu lý thuyết và phi thực nghiệm nói trên đã giúp xác định tốt các luận điểm nghiên cứu. Trong đề tài này có 2 loại luận điểm nghiên cứu là sản phẩm "đặc thù" của 2 loại hình nghiên cứu. Thứ nhất, là các giải pháp thực hiện mô hình, sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng, thứ hai, là hình mẫu tổ chức quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, nhƣ bất cứ một hoạt động triển khai mô hình nào muốn thực hiện. Phƣơng pháp suy luận từ những phán đoán cũ, từ những mô hình triển khai

Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu phi thực nghiệm Triển khai thực nghiệm ở cộng đồng Luận điểm khoa học: -Giải pháp -Các điều kiện Mô hình -Xây dựng khái niệm/Chuẩn hoá khái niệm -Lựa chọn thuật ngữ/ Thống nhất hoá thuật ngữ -Nghiên cứu tƣ liệu: sƣu tầm, phân tích, tổng hợp, tóm tắt -Nhận dạng sơ bộ các quy luật -Quan sát -Trắc nghiệm -Chuyên gia: phỏng vấn, phiếu hỏi -Hội thảo -Hội nghị -Lập kế hoạch, tìm tài trợ, đối tác

-Tổ chức thực hiện: vận động, thƣơng lƣợng, đàm phán, hợp tác, thoả hiệp, triển khai hoạt động: Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia; Nghiên cứu có sự tham gia

-Đánh giá, hiệu chỉnh mô hình -Tổng hợp, quy luật hoá, thông tin

Chân lý Bƣớc 1 Bƣớc 2

hoặc những nghiên cứu ứng dụng tƣơng tự trong quá khứ, giúp đƣa ra những phán đoán tốt hơn để làm giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể hơn, phƣơng pháp quy nạp không hoàn toàn đã đƣợc sử dụng: từ các mô hình khác nhau trong nƣớc và thế giới (số lƣợng có thể tham khảo đƣợc), từ những thành công hay thất bại, từ những mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong từng mỗi mô hình đƣợc tiến hành xem xét, phân tích. Cuối cùng, đƣa ra đƣợc cái chung, cái tốt nhất để lựa chọn xây dựng thành giả thuyết, luận điểm nghiên cứu. Nhƣ thế, có thể tiết kiệm thời gian và kinh phí đáng kể, đồng thời bảo đảm giả thuyết nghiên cứu có chất lƣợng, dễ thành công khi kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 77)