Khai thác thuỷ sản nƣớc ngọt diễn ra ở các sông suối, kênh rạch, hồ, hồ chứa... Vào năm 1999, kiểm kê bằng ảnh vệ tinh [32, tr.21], diện tích thuỷ vực các sông suối kênh rạch là 2.233,2 hecta, các hồ là 1.813,5 hecta, tổng diện tích thuỷ vực nƣớc ngọt, nội địa của Thừa Thiên Huế là 4.046,7 hecta. Ít hơn nhiều so với diện tích thuỷ vực nƣớc lợ đầm phá là 22.536,8 hecta.
12 Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản thực hiện dƣới sự tài trợ của FAO từ 2003-2005.
13
Với diện tích thuỷ vực nhỏ, manh mún so với thuỷ vực đầm phá nƣớc lợ và biển, thêm vào đó nguồn lợi thuỷ sản nƣớc ngọt lại yếu kém do các sông suối ở Thừa Thiên Huế ngắn, dốc, ít phù sa, nên nghề cá nƣớc ngọt ít phát triển. Hầu nhƣ không có một khảo sát nào về nghề khai thác cá nƣớc ngọt ở Thừa Thiên Huế từ trƣớc đến nay. Trong các thống kê thuỷ sản của Tỉnh, thƣờng bỏ qua nghề khai thác cá nƣớc ngọt, hoặc gộp luôn vào với nghề cá nƣớc lợ đầm phá, gọi là "nghề cá sông đầm". Các loại ngƣ cụ khai thác cá nƣớc ngọt chỉ bao gồm các nghề lƣới rê mắt lƣới nhỏ, cƣ dân địa phƣơng thƣờng gọi là lƣới bén và nghề rớ giàn nhỏ cố định ở một số sông hồ, thƣờng chỉ đƣợc khai thác vào mùa lũ lụt hàng năm từ tháng 9 đến tháng 12.
Hình 1.5: Ảnh tổng thể các vùng khai thác thuỷ sản Thừa Thiên Huế
BIỂN VEN BỜ
ĐẦM PHÁ NỘI ĐỊA
1.3.3. Khai thác thuỷ sản nƣớc lợ ở đầm phá Thừa Thiên Huế:
Ven theo hệ đầm phá, các cụm dân cƣ chuyên nghề khai thác thuỷ sản hình thành tự nhiên từ hơn bảy thế kỷ nay. Nghề cá đầm phá vốn trù phú từ bao đời nay. Các nghề khai thác thuỷ sản trên đầm phá đã có truyền thống từ xa xƣa, trong đó nghề nò sáo có bề dày lịch sử lâu đời, gắn với đời sống kinh tế, văn hoá của ngƣ dân ven đầm phá. Ngoài ra, còn có một số nghề hiện đại mới du nhập trong thời gian gần đây, góp phần tạo nên bức tranh đa dạng, sinh động các loại nghề khai thác thuỷ sản tự nhiên trên đầm phá Thừa Thiên Huế. Các nghề khai thác trên đầm phá Thừa Thiên Huế có thể phân thành 2 nhóm chính để quản lý: nghề cố định và di động.
1) Nhóm nghề khai thác cố định, gồm những ngƣ cụ có kết cấu gắn liền với nền đáy trong suốt mùa khai thác thuỷ sản, nhƣ: nò sáo, đáy (báy), lƣới dạy (lƣới nhảy), chuôm, rớ giàn...
2) Nhóm nghề khai thác di động, gồm những ngƣ cụ không kết cấu gắn liền nền đáy, di động trong một chu kỳ khai thác và trong các lần khai thác khác nhau. Nhóm này có thể phân loại nhỏ hơn theo nguyên lý đánh bắt:
- Nhóm nghề khai thác theo nguyên lý lọc nƣớc lấy cá, nhƣ: te quệu, giã cào đôi và đơn (dạ), xiếc, dũi, lƣới kìm, rớ bà, cào trìa (hến), chài...
- Nhóm nghề hoạt động theo nguyên lý đóng (cá đóng vào mắt lƣới do tiết diện mặt cắt thân cá tƣơng đƣơng với kích thƣớc mắt lƣới), nhƣ: lƣới rê cua, lƣới rê tôm, lƣới rê bén (lƣới then 1, 2, 3... đánh cá các loại), lƣới rê 3 lớp (lƣới bạc) đánh bắt nhiều loại đối tƣợng...
- Nhóm nghề hoạt động theo nguyên lý bẫy (lợi dụng tập tính sinh học của đối tƣợng khai thác, bẫy đối tƣợng đi dần vào các công cụ khai thác), nhƣ: bẩy ghẹ, rập cua, lờ tôm...
- Nhóm nghề câu và các nghề đặc biệt khác, nhƣ: cào lƣơn, câu tay, câu vàng, rà điện, nghề soi, nghề tể, mò trìa...
Nghề nghiệp phát triển nhất từ trƣớc đến nay trong đầm phá có thể khẳng định là nghề nò sáo và nghề đáy. Về mặt cấu tạo, kỹ thuật đánh bắt không hề có gì thay đổi chỉ có vật liệu sáo trƣớc đây là tre nay sử dụng lƣới xăm PE (nhựa tổng hợp). Một số loại nghề dần suy giảm, mất đi nhƣ : nghề tể, nghề chuôm... Một số loại nghề khác lại phát triển nhƣ: nghề rê 3 lớp, nghề te quyệu, nghề giã... Có nghề bị cấm hoạt động nhƣng vẫn tồn tại lâu dài.
+ Nghề nò sáo: là nghề truyền thống phân bố trên toàn đầm phá, tập trung ở Phú Vang, nhất là ở đầm Sam Chuồn, 14 trộ/km2
; sau đó là Điền Hải (Phong Điền), Quảng Lợi, Quảng Phƣớc, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Vinh Hiền, Vinh Giang (Phú Lộc). Hầu hết nghề này đều sử dụng vật liệu PE (polyetylen), kích thƣớc mắt lƣới a = 5 mm (lƣới xăm). Khoảng cách đặt các trộ sáo theo chiều dọc có nơi chỉ 5 - 10 m, chiều ngang 4 - 5 m (tính từ ở đầu cánh sáo này đến đầu cánh sáo kia), trải rộng có nơi đến 1 km.
+ Nghề đáy: chiếm số lƣợng tƣơng đối, đặc biệt hoạt động mạnh ở các vùng cửa lạch, nhất là cửa lạch Thuận An. Qua điều tra ở cửa lạch này có trên 15 miệng đáy bố trí ngay cửa lạch và lân cận lạch, các miệng đáy này khai thác một lƣợng lớn tôm, cá con. Càng xa các cửa lạch khoảng cách giữa các hàng đáy càng lớn. Khoảng cách bình quân giữa hai hàng đáy là 500 m, giữa 2 cọc đáy là 8 m. Tất cả các miệng đáy, ở phần đụt đều sử dụng loại lƣới có mắt lƣới a = 3 - 5 mm.
Bảng 1.2: Các nghề khai thác chính ở đầm phá Thừa Thiên Huế [32]. STT Tên ngƣ cụ Số lƣợng đơn vị ngƣ cụ qua thời gian
1984 1989 1993 1997 2003 1 Nò sáo 450 567 1.529 2.078 1.274 2 Đáy 1.480 1.767 1.874 1.273 982
3 Lƣới dạy 67 1
5 Rớ giàn 200 224 173 250 111 6 Rê 1 lớp 1.487 1.872 1.047 7 Rê 3 lớp 1.283 1.144 1.486 8 Te quệu 360 289 37 19 9 Giã cào 76 99 10 Xiếc 80 29 271 192 11 Cào lƣơn 112 254 8 12 Câu vàng 50 292 39