Trong truyền thống, các cộng đồng ngƣ dân ở Việt Nam từ bắc chí nam luôn có những thiết chế tự quản đƣợc cơ cấu rất bền chặt, đảm đƣơng trách nhiệm điều hành xã hội theo phong tục tập quán. Mỗi một làng cá tuy có khác nhau nhƣng chúng thống nhất quy định các điểm chính:
- Trách nhiệm phải hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp và cứu trợ nhau lúc gặp hoạn nạn ngoài biển cả.
- Quy định bến đậu thuyền của các làng.
- Quyền đƣợc khai thác thuỷ sản của ngƣ dân từng vùng cụ thể... - Quy định về mùa đánh bắt.
- Cấm những loại ngƣ cụ, hoặc các loại thuốc độc làm cá chết hàng loạt không đƣợc sử dụng... [36, tr.135-136].
Cụ thể hơn, khi xem xét đến quá khứ quản lý đầm phá Tam Giang từ khi Hóa Châu (Thừa Thiên Huế ngày nay) về với quốc gia Đại Việt từ năm 1306, chúng ta không thể không kinh ngạc với nghệ thuật quản lý của ngƣời xƣa. Dƣới thời Phong kiến, khác với ruộng đất vừa có quyền tƣ hữu, ở đầm phá chỉ có chế độ công hữu. Quyền sở hữu thực hiện dƣới hai dạng:
1) Nhà nƣớc Trung ƣơng ủy quyền cho chính quyền địa phƣơng, huyện hoặc xã, thƣờng là các làng lân cận đầm phá Tam Giang hay các làng thiện nghệ tổ chức lãnh trƣng, đấu thầu khai thác và nộp thuế.
2) Dạng ban thƣởng cho các làng có công, giống nhƣ chính sách “lộc điền”, cá biệt trong thời gian chiến tranh có lúc nhà nƣớc cho một đơn vị quân đội để làm “ngụ lộc”. Các làng này phải nộp thuế, đƣợc quyền khai thác thủy
sản hoặc cho các làng, các cá nhân khác khai thác, có quyền chuyển nhƣợng cho các làng khác nhƣng không đƣợc bán cho tƣ nhân sở hữu [24].
Nhìn chung, chính quyền thuộc địa Pháp cũng nhƣ chế độ miền nam trƣớc 1975 bảo lƣu phƣơng cách quản lý mặt nƣớc đầm phá từ thời Phong kiến. Việc phân cấp quản lý và thực hiện ngân sách thuế của đầm Đả (một phần đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai ngày nay) trong thập niên 70, thế kỷ XX dƣới chế độ Miền Nam [1], nhƣ sau:
Chính quyền tỉnh thống nhất việc quản lý thông qua việc đấu thầu thuế hàng năm. Sau khi thông báo rộng rãi việc đấu thầu thuế, ngƣời muốn đấu thuế phải nộp đơn và nộp tiền quỹ bảo đảm cho việc đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu do một đại diện của cơ quan thuế của tỉnh, Uỷ ban Hành chính huyện và Uỷ ban Hành chính xã phối hợp. Ngân sách cấp tỉnh sẽ thu 30% giá trị đấu thầu thuế, còn lại 70% để lại cho địa phƣơng. Ngƣời trúng thầu (chủ thầu) sẽ đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy phép thu thuế. Khi đã trúng thầu, chủ thầu đầm Đả tổ chức họp 12 "vạn chài"18
trong toàn vùng (gồm: vạn đoản đăng, cao đăng, lƣới mòi, dạy, lƣới rụi, vạn Trung An, vạn câu...) để bình bầu, phân hạng thuế cho từng vạn một. Rồi từng vạn, dƣới sự điều động của Vạn Trƣởng lại họp bàn cùng nhau để bình chọn từng đơn vị nghề, từng vị trí hay hoặc dỡ (trộ nhất trung, trộ nhất thuế, trộ xét...). Căn cứ trên đó sẽ có một mức thuế tƣơng đối hợp lý cho từng cá nhân, gia đình khai thác thủy sản trên đầm Đả. Ngoài việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn khai thác, vạn chài cũng có những quy định, quy tắc khác trong sự điều phối, quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi chung, tránh gây xung đột, mâu thuẫn trong cộng đồng.
Với phƣơng cách quản lý trên, đã đƣợc tồn tại qua quá trình lịch sử lâu dài, tuy từng chế độ, từng thời điểm có biến tƣớng, thay đổi nhƣng hầu nhƣ không lúc nào việc quản lý nguồn lợi thủy sản đầm phá Tam Giang lại
18 Tên gọi tổ chức ngƣ dân sống lênh đênh trên sông nƣớc ngày xƣa, các vạn chài thƣờng tổ chức theo loại
tách rời với các cộng đồng "vạn chài". Nhà nƣớc Phong kiến vƣơn bàn tay cai quản chặt chẽ cƣ dân đầm phá với mục đích thống trị: sƣu thuế và bắt lính. Nhƣng ở khía cạnh khác, chúng ta không thể phủ nhận tính nhạy bén của các nhà quản lý đƣơng thời khi đã biết lợi dụng “vạn chài” nhƣ là một hạt nhân để quản lý. Nhƣ vậy, chính quyền trung ƣơng (triều đình), chính quyền địa phƣơng (làng, xã) và tổ chức cộng đồng (vạn chài) là những trục mắt xích trong quan hệ sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ở đây là nguồn lợi thủy sản đầm phá. Với sự phân cấp quản lý rạch ròi, những nghĩa vụ cũng nhƣ quyền lợi của từng chủ thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ Nhà nƣớc đến cộng đồng và từng thành viên cá thể nên hầu nhƣ không có trục trặc nào đáng kể trong quá trình quản lý đó, sơ đồ 2.1 mô tả quản lý trong quá khứ bên dƣới.
Hình 2.1: Sơ đồ Quản lý nghề cá đầm phá Tam Giang trong quá khứ Nếu xem quyền đánh cá, tổ chức ngƣ dân và sáng kiến tự quản của họ là các cấu thành của "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" thì trong chừng mực nào đó có thể nói hệ thống này đã từng phát triển tại Việt Nam. Các tổ
CẤP GIẤY PHÉP KHU VỰC MẶT NƢỚC
LÀNG CHỦ QUẢN, LÀNG CÓ CÔNG,
ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI LÀM NGỤ LỘC... NGƢỜI TRÖNG THẦU LÃNH TRƢNG THUẾ
VẠN THEO NGHỀ: ĐOẢN ĐĂNG, CAO ĐĂNG, CÂU...
VẠN THEO VÙNG, TÊN: VẠN AN THÀNH, VẠN THIỆN LOẠI...
HỌP PHÂN CHIA GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG VẠN (PHÂN BỔ THUẾ PHÙ HỢP VỚI QUYỀN KHAI THÁC) HỌP PHÂN CHIA TRONG VÙNG VỚI CÁC VẠN TRƢỞNG
(PHÂN BỔ THUẾ VÀ QUYỀN KHAI THÁC)
"TRỘ NHẤT THUẾ" "TRỘ NHẤT TRUNG"
chức ngƣ dân (vạn chài) tự điều chỉnh các thành viên để khai thác sử dụng ngƣ trƣờng, nguồn lợi dựa trên quyền đánh bắt cá trên một mặt nƣớc cụ thể ở đầm phá, theo những quy tắc của chính họ đặt ra song song cùng với những quy định chung của Nhà nƣớc. Chính quyền Thực dân Pháp hay miền Nam kiểu Mỹ trƣớc 1975, có thay đổi trong chế độ chính trị, nhƣng vẫn bảo lƣu việc quản lý nghề cá dựa trên tính tự quản của các tổ chức "vạn chài", dù rằng Pháp và Mỹ là những quốc gia theo đƣờng lối “tiếp cận mở” trong nghề cá.
Nhƣ vậy, chính quyền Phong kiến, Thực dân hay chế độ miền Nam trƣớc đây, tuy mục đích quản lý, hệ thống chính trị có khác nhau nhƣng đều có sử dụng hình thức “dựa vào dân” một chừng mực nào đó để quản lý hành chính về nghề cá trên góc độ có lợi cho chính quyền.
Khi nghiên cứu truyền thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng của Việt Nam, Ruddle đã khuyến cáo: Hợp nhất vạn chài vào cấu trúc quản lý nghề cá có thể là đƣờng lối thực tế gợi mở giải quyết những vấn đề chủ yếu của quản lý nghề cá ven bờ ở Việt Nam [66, tr.21].
Việc trùng hợp một cách thú vị những ý tƣởng và thực tiễn khoa học quản lý nghề cá của các nƣớc trên thế giới với một quá khứ truyền thống quản lý nghề cá tại Việt Nam, cho thấy: Truyền thống văn hoá dân tộc, quản lý thuỷ sản của cha ông chúng ta thật quý giá. Có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để khôi phục và phát huy đƣợc các giá trị truyền thống đó đồng thời tiếp cận học hỏi các tinh hoa của thế giới về quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để quản lý có hiệu quả nghề cá quy mô nhỏ. Tìm về cội nguồn để gắn kết những tinh hoa dân tộc với tính hiện đại của thế giới là điều nên làm trong lý luận quản lý nghề cá Việt Nam hiện nay.