Những thách thức trƣớc nghề cá quy mô nhỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 57)

Sự khai thác nguồn lợi thuỷ sản đã phát triển quá mức từ các thập niên cuối thế kỷ XX và hiện đã đi đến giới hạn trên của khả năng nguồn lợi. Sản lƣợng thuỷ sản toàn thế giới từ 37 triệu tấn vào năm 1961, 60 triệu tấn - 1967, 76 triệu tấn - 1983, 98 triệu tấn - 1991 và lên đến 132,2 triệu tấn vào

năm 2003 [57, tr.4]. Do việc dân số tiếp tục tăng, cung ứng thủy sản trên đầu ngƣời bắt đầu giảm và tiếp tục giảm bất chấp có sự gia tăng sản lƣợng từ nuôi trồng thủy sản ở một số nƣớc. Nguy cơ sụp đổ nhiều loại hình nghề cá ở những thuỷ vực cụ thể là rất lớn, đặc biệt đối với nghề cá quy mô nhỏ, tập trung khai thác ở vùng nội địa và ven bờ, vốn là ngƣ trƣờng quá quen thuộc và quá dễ so với trình độ kỹ thuật - công nghệ ngày nay, quá hiện đại.

Quá trình sụp đổ nghề cá quy mô nhỏ diễn ra trên cả 3 khía cạnh: 1) Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên suy giảm về trữ lƣợng, mất dần đa dạng sinh học do một số loài cá kinh tế bị tập trung khai thác quá mức đã bị diệt vong. Việc suy giảm giống loài còn do một loạt các đê đập thuỷ lợi chặn ngang các dòng sông, khiến một số loài thuỷ sinh có tập quán di cƣ sông - biển và ngƣợc lại để sinh sản có nguy cơ tuyệt chủng.

Việc phát triển kinh tế nhanh chóng, nôn nóng đƣa đời sống cƣ dân lên cao bằng cách khai thác triệt để, động chạm đến đàn cá bố mẹ làm giảm sút sức sinh sản, tái tạo đàn, sản lƣợng ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Những kỹ thuật hiện đại góp phần tăng cao năng suất đánh bắt cá nhƣng ở khía cạnh khác cũng đồng thời đẩy nhanh sự suy vong nguồn lợi thuỷ sản. Việc sử dụng máy thuỷ mạnh trong nghề lƣới kéo hoặc te quyệu, có sức kéo lớn với tốc độ nhanh càn quyét nền đáy, khiến thảm thực vật bên dƣới mất đi cũng ảnh hƣởng đến lƣợng thức ăn và nơi cƣ trú, sinh sản... của các loài động vật thuỷ sinh, cũng nhƣ dùng đèn công suất cao dẫn dụ, khai thác triệt để đàn cá con...

2) Về kinh tế, nghề cá quy mô nhỏ do rất dễ dàng tham gia nên có rất nhiều đơn vị tàu thuyền, ngƣ cụ, lao động tập trung khai thác. Điều này dẫn đến tổng chi phí đầu tƣ xã hội tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng giá trị sản lƣợng thuỷ sản khai thác đƣợc. Âu đây cũng chính là biểu hiện của một quy luật kinh tế phổ biến là quy luật năng suất cận biên giảm dần và lợi nhuận

biên giảm dần. Có thể thấy đƣợc bức tranh tổng quan diễn biến nguồn lợi thuỷ sản của một thuỷ vực cụ thể biểu diễn ở Hình 1.6 nhƣ sau:

. Trữ lƣợng nguồn lợi Sản

lƣợng /

Giá (Sản lƣợng tối đa có thể)

trị MSY MEY

(SL tối đa kinh tế) Lợi Nhuận Giá trị sản lƣợng Chi phí nghề cá Khai thác quá mức

ĐTkt ĐTgh Năng lực đầu tƣ sản xuất

Hình 1.6: Biểu đồ kinh tế nghề cá vĩ mô [63, tr.18]

Lúc hoang sơ con ngƣời chƣa tiến hành khai thác thì trữ lƣợng nguồn lợi thuỷ sản đƣợc cân bằng tự nhiên do sức sinh sản hàng năm bằng với mức giảm tự nhiên của nguồn lợi (do chết già, bệnh tật, ăn lẫn nhau...). Lúc bắt đầu tiến hành khai thác đến một mức nào đó thì sự cân bằng này vẫn còn tƣơng đối, giá trị sản lƣợng khai thác đƣợc trừ chi phí đầu tƣ cao nhất đƣợc xem là lợi nhuận tối đa về kinh tế của Ngành. Mức sản lƣợng lúc này đƣợc gọi là "sản lƣợng tối đa kinh tế" (MEY). Khi con ngƣời gia tăng khai thác một cách ồ ạt thì sản lƣợng tăng lên rất cao, đạt "sản lƣợng tối đa có thể" (MSY), nhƣng đàn cá bố mẹ bắt đầu bị xâm hại khiến chúng ngày càng không đủ sức để tái sinh sản phần thiếu hụt do bị khai thác. Vì vậy, trữ lƣợng bắt đầu bị suy

Lợi nhuận ngày càng giảm đến bằng không khi đƣờng chi phí đầu tƣ bằng giá trị khai thác đƣợc.

giảm17. Khi suy giảm, giá trị đầu tƣ tiệm cận đến giá trị sản lƣợng thuỷ sản khai thác đƣợc, mà khi vƣợt qua, cũng là lúc nghề cá bắt đầu thua lỗ.

Sở dĩ nghề cá quy mô nhỏ tồn tại đƣợc do khi tiếp cận đến điểm cân bằng giữa chi phí đầu tƣ sản xuất và giá trị sản lƣợng đánh bắt đƣợc, thì một số đơn vị khai thác thua lỗ nên tự động rút lui. Nhƣ thế, xu thế có lãi sẽ đƣợc lập lại, sự cân bằng biểu đồ luôn luôn biến động. Nhìn chung tình trạng quản lý nhƣ thế là không tốt: lợi nhuận xã hội thấp, nguồn lợi có nguy cơ huỷ diệt.

3) Mặt xã hội, do lợi nhuận thấp, kinh tế yếu kém nên ngƣ dân nghề cá quy mô nhỏ có điều kiện sống nghèo khổ, vị trí xã hội thấp, uy thế chính trị kém so với ngƣ dân đánh bắt xa bờ, công nghiệp và các thành phần khác.

Khoảng cách kinh tế - xã hội ngày càng lớn giữa ngƣ dân nghề cá quy mô nhỏ, mà sản xuất vốn mang tính tiền công nghiệp với thị trƣờng thuỷ sản toàn cầu hiện đại, nhanh, nhạy, quy mô lớn. Kết quả phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về ngƣ dân vì thiếu thông tin, tổ chức..., bị ép giá, cuối cùng chẳng có lợi ích là bao, đa phần lợi nhuận lại rơi vào các nhà thu mua trung gian.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)