Đánh giá cuối kỳ nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 117)

Theo Pomeroy (xem lại tiểu mục 1.1.4), việc đánh giá đƣợc xem là một trong những hoạt động của giai đoạn thứ 3, cuối cùng sau khi triển khai của một dự án "đồng quản lý dựa vào cộng đồng", bao gồm đánh giá các hoạt động, hiệu chỉnh các kế hoạch và hoạt động nếu cần, áp dụng mở rộng các kết quả có thể đến những cộng đồng ở những nơi khác nhau có thể...

Tiêu chí đánh giá đƣợc chọn lựa bám sát theo các nội dung thực hiện mô hình nghiên cứu, bảng hỏi trắc nghiệm đƣợc thiết kế dùng phổ biến cho nhân dân trong cộng đồng nhằm đánh giá chân xác mô hình nghiên cứu.

Các câu hỏi và phƣơng án trả lời đƣợc đƣa ra theo 5 nội dung nhƣ sau: I. Tổ chức ngƣ dân - Chi hội Nghề cá

1) Tổ chức ngƣ dân - Chi hội Nghề cá Quảng Thái bền vững không? Bền vững không chắc không bền vững 2) Chi hội Nghề cá Quảng Thái có đƣợc tổ chức tốt không?

Tốt chƣa tốt lắm không đƣợc tốt 3) Chi hội Nghề cá Quảng Thái có đƣợc tổ chức một cách dân chủ? Dân chủ chƣa dân chủ không dân chủ 4) Tổ chức ngƣ dân - Chi hội Nghề cá Quảng Thái có cần thiết không?

Cần thiết chƣa cần thiết không cần thiết II. Sắp xếp ngƣ trƣờng

5) Sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội có tốt hơn cách đây năm năm? Tốt hơn cũng vậy không tốt hơn 6) Sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội gây mâu thuẫn hay đoàn kết hơn? Đoàn kết cả hai mâu thuẫn

7) Sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội liệu có bảo vệ nguồn lợi hơn? Có hơn cũng thế không bảo vệ 8) Sắp xếp ngƣ trƣờng của Chi hội từ cơ sở liệu có cần thiết không? Cần thiết chƣa cần thiết không cần thiết III. Quy chế tự quản lý - hƣơng ƣớc

9) Quy chế tự quản quy định ở điều lệ Chi hội Nghề cá đã chi tiết? Chi tiết chƣa chi tiết không chi tiết 10) Quy chế tự quản quy định ở điều lệ Chi hội Nghề cá đã hợp lý? Hợp lý chƣa hợp lý không hợp lý 11) Quy chế tự quản có tốt hơn so với không quy định nhƣ trƣớc? Tốt hơn cũng thế không tốt hơn 12) Quy chế tự quản lý ở điều lệ Chi hội Nghề cá liệu có cần thiết? Cần thiết chƣa cần thiết không cần thiết IV. Tổ chức bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản

13) Hoạt động chung để bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản ? Nhiều hơn cũng thế ít hơn

14) Ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản có đƣợc bảo vệ tốt hơn, các nghề huỷ diệt ít đi?

Có cũng thế không

15) Nguồn lợi thuỷ sản có đƣợc tăng lên sau 5 năm trong? Có cũng thế ít đi

Cần thiết chƣa cần thiết không cần thiết V. Phát triển sinh kế, xoá đói giảm nghèo

17) Tổ chức Chi hội Nghề cá có góp phần phát triển sinh kế? Có không rõ ràng không

18) Tổ chức Chi hội Nghề cá có góp phần phát triển cơ sở hạ tầng? Có không rõ ràng không

19) Tổ chức Chi hội Nghề cá có góp phần xoá đói giảm nghèo? Có không rõ ràng không

20) Tổ chức Chi hội Nghề cá có nên làm kinh tế tập thể không? Nên thế nào cũng đƣợc không nên

Bảng 3.6 dƣới đây giới thiệu về kết quả tổng hợp 120 phiếu điều tra phỏng vấn trắc nghiệm tại cộng đồng ngƣ dân thôn Trung Làng, xã Quảng Thái vào thời điểm cuối năm 2006.

Bảng 3.6: Kết quả trắc nghiệm về đánh giá các nội dung của mô hình TT

câu hỏi

Kết quả trắc nghiệm từng câu hỏi cho các nội dung mô hình Phƣơng án tốt Phƣơng án trung bình Phƣơng án xấu Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

1 112 93,3 8 6,7 0 0 2 65 54,2 52 43,3 3 2,5 3 118 98,3 2 1,7 0 0 4 120 100,0 0 0 0 0 5 103 85,8 17 14,2 0 0 6 116 96,7 4 3,3 0 0 7 71 59,2 48 40,0 1 0,8 8 117 97,5 3 2,5 0 0 9 92 76,7 22 18,3 6 5,0 10 108 90,0 12 10,0 0 0 11 116 96,7 4 3,3 0 0 12 118 98,3 2 1,7 0 0

13 109 90,8 11 9,2 0 0 14 111 92,5 9 7,5 0 0 15 42 35,0 49 40,8 29 24,2 16 103 85,8 15 12,5 2 1,7 17 76 63,4 40 33,3 4 3,3 18 82 68,4 31 25,8 7 5,8 19 68 56,7 40 33,3 12 10,0 20 32 26,7 46 38,3 42 35,0 Từ Bảng 3.6 cho thấy:

- Mặt tổ chức ngƣ dân Chi hội Nghề cá, 100% số ngƣời đƣợc hỏi cho thấy tồn tại tổ chức là cần thiết và hầu hết đều đánh giá hoạt động của Chi hội Nghề cá của họ là dân chủ và bền vững. Tuy nhiên, khoảng gần một nửa (52 ngƣời, 43,3%) cho rằng việc tổ chức hiện nay chƣa tốt lắm gần ngang bằng với số ngƣời đánh giá Chi hội đã tổ chức tốt. Có thiểu số 3 ngƣời (2,5%) phàn nàn Chi hội không tổ chức tốt.

- Mặt sắp xếp ngƣ trƣờng của cơ sở, hầu hết ngƣ dân cũng xem là điều cần thiết nên làm (117 ngƣời, 97,5%). Đa số (103 ngƣời, 85,8%) cũng đánh giá có sắp xếp thì tốt hơn quá khứ cách đó 5 năm và hầu hết cho rằng điều đó làm ngƣ dân đoàn kết hơn (116 ngƣời, 96,7%) chỉ có 4 ngƣời đƣợc hỏi đánh giá vừa đoàn kết nhƣng cũng tạo mâu thuẫn trong quá trình sắp xếp. Tuy nhiên, việc sắp xếp trên chƣa làm yên tâm ngƣ dân trong bảo vệ nguồn lợi, số ngƣời đƣợc hỏi còn hoài nghi là 48 ngƣời (40%), một ý kiến cá biệt cho rằng sự sắp xếp không bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Mặt quy định tự quản lý, hầu hết cũng cho là cần thiết nên có (118 ngƣời, 98,3%) và có quy định thì hơn hẳn trƣớc đây 5 năm (116 ngƣời, 98,3%). Số ngƣời đánh giá quy định tự quản là hợp lý cũng khá cao (108 ngƣời, 96,7%), chỉ có 12 ngƣời (10%) cho là chƣa hợp lý. Có 22 ngƣời (18,3%) nêu quy định

là chƣa chi tiết, 6 ngƣời (5%) còn cho là không chi tiết, trong khi đó 92 ngƣời (76,7%) hài lòng với quy định tự quản về độ chi tiết hoá.

- Mặt tổ chức bảo vệ ngƣ trƣờng, đa số (103 ngƣời, 85,8%) cho rằng bảo vệ ngƣ trƣờng bởi cộng đồng là cần thiết, trong khi có 2 (1,7%) ý kiến cá biệt cho là không cần thiết, vì là nhiệm vụ Nhà nƣớc đã bảo vệ. Đa số (109 ngƣời, 90,8%) đánh giá có nhiều hoạt động tập thể hơn trong bảo vệ ngƣ trƣờng, trong khi (12 ngƣời, 10%) cho rằng không có thay đổi hoạt động bảo vệ ngƣ trƣờng. Đa số (111 ngƣời, 92,5%) cũng cho rằng ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản cũng đã đƣợc bảo vệ tốt hơn so với 5 năm trƣớc, nhƣng số ngƣời cho rằng nguồn lợi thuỷ sản vẫn thế là 49 ngƣời (40,8%), thậm chí 29 ngƣời (24,2%) còn cho là nguồn lợi thuỷ sản còn ít đi. Số ngƣời cho rằng nguồn lợi tăng lên là 42 ngƣời (35%) khi có nổ lực của tổ chức ngƣ dân. Tiêu chí nguồn lợi thuỷ sản có vẻ là điểm bất đồng nhất trong cộng đồng. Điều đó cũng đúng vì không có những dữ liệu khoa học chính xác, mặt khác mô hình chỉ của một thôn làng cá nên tác động đến nguồn lợi thuỷ sản chung, mang tính liên thông của thuỷ vực là điều khó có thể đòi hỏi.

- Mặt tổ chức sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo, đa số (76 ngƣời, 63,4%) cũng cho rằng tổ chức Chi hội Nghề cá cũng đã góp phần cải thiện sinh kế, nhƣng thiểu số cá biệt (4 ngƣời, 3,3%) lại không nghĩ thế, họ cho rằng hoàn toàn không liên quan đến việc phát triển sinh kế. Chi hội Nghề cá đƣợc tổ chức cũng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, là suy nghĩ của 82 ngƣời (68,4%). Đa số quá bán (68 ngƣời, 56,7%) cũng nghĩ Chi hội Nghề cá có góp phần xoá đói giảm nghèo, số cho là có góp phần nhƣng không rõ ràng lắm là 40 ngƣời (33,3%), 12 ngƣời (10%) có suy nghĩ Chi hội không liên quan đến việc xoá đói giảm nghèo. Câu hỏi cuối cùng thăm dò về việc liệu Chi hội Nghề cá có nên làm kinh tế tập thể, có kết quả phân tán ý tƣởng nhất trong cộng đồng. Hơn một phần ba 46 ngƣời (38,3%) phân vân, không cho ý kiến rõ, 42 ngƣời (35%) phản đối Chi hội làm kinh tế tập thể và 32 ngƣời (28,7%)

thì ủng hộ. Thật ra, câu hỏi này không mang tính đánh giá mô hình, chỉ có ý nghĩa thăm dò để xác định hƣớng phát triển tƣơng lai. Các hệ thống quản lý tƣơng tự của các nƣớc thành công đều dựa vào các tổ chức ngƣ dân có chức năng "bán kinh tế", có làm kinh tế nhƣng không thật sự là một tổ chức kinh tế đơn thuần. Tổng quan quá khứ Việt Nam cũng cho thấy, nhiều mô hình quản lý dựa vào dân cũng thất bại khi dựa vào hệ thống tổ chức làm kinh tế.

Tổng thể kết quả đánh giá bằng phiếu hỏi trắc nghiệm cho khoảng hai phần ba số hộ gia đình (120/182) ở điểm xây dựng mô hình cho thấy mô hình đã đạt đƣợc các nội dung cơ bản của mình một cách chắc chắn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)