Các nghiên cứu và triển khai trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 28)

1.2.1.1. Nhật Bản:

Sau năm 1867, Chính phủ Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bản cải cách sâu sắc pháp luật nƣớc nhà bằng cách phái chuyên gia sang các nƣớc phƣơng Tây để học hỏi, áp dụng. Hầu hết ở các lãnh vực, đều ban hành pháp luật cải cách theo xu hƣớng "Tây hóa" và tạo nên nguồn động lực lớn lao phát triển kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, riêng đoàn chuyên gia nghề cá nhận thấy đƣờng

lối pháp luật quản lý nghề cá của phƣơng Tây khó có thể áp dụng tốt ở Nhật Bản. Mãi đến 34 năm sau, qua đầu thế kỷ XX, Luật Nghề cá 1901 của Nhật Bản mới ra đời trên cơ sở bảo lƣu đƣờng lối quản lý nghề cá truyền thống theo cơ chế tiếp cận giới hạn: nghề cá ven bờ chỉ dành cho ngƣ dân. Tại Nhật hiện gọi Luật này là Luật nghề cá cũ. Quá trình quản lý nghề cá của Chính phủ Nhật sau chiến tranh thế giới 2 tuy không có chủ đích, nhƣng đã thiết lập hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, thông qua các chính sách, pháp luật, thể chế nghề cá của Nhật Bản:

1) Quyết định sửa đổi Luật Nghề cá theo đƣờng lối dân chủ sau chiến tranh thế giới lần 2.

2) Ban hành Luật Nghề cá mới vào tháng 12/1949, hủy bỏ tất cả các "quyền đánh cá" cũ bằng cách mua lại với giá trị bảo đảm vào năm 1950.

3) Lập "quy hoạch quản lý nghề cá ven bờ" ở mỗi một tỉnh, với việc tham khảo công chúng, ban hành "giấy phép đánh cá giới hạn" và "quyền đánh cá" của chính quyền tỉnh dựa trên quy hoạch, năm 1950.

Quyền đánh cá ven bờ với 3 hợp phần là nghề khai thác cố định cỡ lớn (set net fishing right), khai thác công cộng (common fishing right) và nuôi trồng thuỷ sản (aquaculture fishing right) chỉ đƣợc cấp cho các Hội Hợp tác Nghề cá, ở trong khu vực gần kề ngƣ trƣờng. Các Hội Hợp tác Nghề cá phải quản lý lấy nhau trong việc xúc tiến khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của các thành viên theo những quyền đã đƣợc Nhà nƣớc ban cho.

Kết quả, hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng đã ra đời. Tổng số tổ chức quản lý nghề cá toàn Nhật Bản vào năm 1952 chỉ là 359, sau đó tăng dần theo thời gian, lên 1.339 vào năm 1988, 1.524 vào năm 1993 và 1.734 vào năm 1998. So sánh với tổng số Hội Hợp tác Nghề cá là 1.890 vào

năm 1998, thì hầu nhƣ tổ chức quản lý nghề cá đã phát triển ở hầu hết mọi Hội Hợp tác Nghề cá [72, tr.9].

1.2.1.2. Hàn Quốc:

Hệ thống quản lý thuỷ sản Hàn Quốc hiện hành khá hoàn thiện và tƣơng đối hiện đại. Trong nhiều kiểu loại nghề cá khác nhau do Luật Thuỷ sản Hàn Quốc quy định, có loại hình "nghề cá làng" [4, đ.8] thuộc nghề cá quy mô nhỏ, mà giấy phép chỉ đƣợc cấp cho "Hội khai thác của làng" hoặc cho tổ chức "Hợp tác nghề cá cấp huyện" (Tổ chức huyện), nhằm mục đích nâng cao lợi ích chung cho ngƣ dân địa phƣơng ở vùng ven biển [4, đ.9].

Giấy phép nghề cá thuộc sở hữu của "Hội khai thác của làng" sẽ đƣợc thực hiện bởi các thành viên trong Hội, theo nhƣ các điều kiện quy định quản lý ngƣ trƣờng. Các cá nhân là thành viên của "Hội khai thác của làng" có thể thực hiện nghề cá nếu thoả mãn các yêu cầu sau: "Ngƣời có thẩm quyền trong Hội khai thác của làng; Có quyết định của cuộc họp toàn thể của Hội khai thác của làng; Có báo cáo về nghề cá " [4, đ.37].

Bất kỳ "Hội khai thác của làng" nào, sở hữu "nghề cá làng" phải đƣa ra các quy định quản lý cần thiết: tiêu chuẩn của những ngƣ dân tham gia, phƣơng pháp xác định việc ra vào ngƣ trƣờng, thời gian và ngƣ cụ [4, đ.38]... Các báo cáo này phải gởi đến cho ngƣời đứng đầu Shi/Kun/Ku3 tự trị.

Giấy phép nghề cá do "Hội khai thác của làng" hoặc "Tổ chức huyện" sở hữu có thể chuyển nhƣợng hoặc phân chia giữa các "Hội khai thác của các làng", các "Tổ chức huyện" hoặc giữa "Hội khai thác của làng" với "Tổ chức huyện" do sự hợp nhất, phân chia, thay đổi vùng hoạt động hoặc do các hiệp thƣơng chung. Tuy nhiên, không đƣợc thế chấp giấy phép hoạt động nghề cá thuộc sở hữu của "Hội khai thác của làng" hoặc "Tổ chức huyện" [4, đ.19].

3

1.2.1.3. Philippines:

Philippines có lịch sử lâu dài thực hiện quyền đánh cá truyền thống của cộng đồng. Tuy nhiên, dƣới thời thuộc Tây Ban Nha và Mỹ, quyền lợi và quyền hạn của cộng đồng bị xoá bỏ thay bằng quyền kiểm soát ngƣ trƣờng của chính quyền cấp Bang. Cấu trúc này tồn tại cho đến ngày nay.

Năm 1991, Chính phủ nhận thấy cần thiết phải tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng cấp cơ sở trong quản lý nghề cá. Theo đó, chính sách phân quyền quản lý nghề cá ven bờ cho chính quyền thành phố tự trị và cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng đƣợc ban hành qua "Luật Chính quyền Địa phƣơng 1991" (The Local Government Code 1991). Dƣới luật này, chính quyền đã khuyến khích hoạt động quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ và nâng cao thu nhập cho ngƣ dân nghèo.

Luật Thuỷ sản Philippines 1998 một lần nữa khẳng định việc khuyến khích tổ chức ngƣ dân địa phƣơng. Các hiệp hội, tổ chức ngƣ dân đƣợc hƣởng ƣu đãi về quyền đánh cá do Hội đồng thành phố địa phƣơng giao cho theo mục 149, Luật Chính quyền địa phƣơng 1991 [5, mục 17/16.9]. Mọi hoạt động nghề cá trong các "vùng nƣớc địa phƣơng", theo quy định của Luật, đƣợc thực hiện bởi các ngƣ dân địa phƣơng, những ngƣời nằm trong danh sách đăng ký các hiệp hội, tổ chức của ngƣ dân [5, mục 18/16.9].

Một số các dự án thành công chứng minh quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là phƣơng pháp tốt nhất để quản lý nghề cá ven bờ. Các dự án đó đã phác họa: (1) tổ chức hoặc các tổ chức cộng đồng thành lập và tồn tại; (2) khu bảo tồn biển, đƣợc bảo vệ bởi tổ chức cộng đồng; (3) nguồn sinh sống dựa vào nguồn lợi thủy sản ven bờ; (4) mạng lƣới công việc đồng thuận với chính phủ và các tổ chức phi chính phủ [52, tr.155-156].

Hiện nay, Philippines có hơn 400 khu bảo tồn biển do địa phƣơng quản lý đƣợc thành lập [35, tr.1].

1.2.1.4. Thailand:

Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng chỉ tồn tại trong truyền thống quản lý nghề cá nội địa Thailand. Hiện nay, quản lý nghề cá tập trung với hệ thống pháp luật hiện hành, trong tổng thể không giải quyết đƣợc nạn khai thác quá mức và mâu thuẫn giữa nghề cá cỡ nhỏ và nghề cá thƣơng mại.

Từ năm 1993, Cục Nghề cá Thailand cùng Khoa Thuỷ sản, Đại học Kasetsart thiết lập chƣơng trình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Năm 1994, Cục Nghề cá đã thực nghiệm hệ thống “quyền đánh cá” và cấp cho cộng đồng ngƣ dân cấp cơ sở nhƣ là bƣớc chuẩn bị dự án thí điểm và dự thảo Luật Thuỷ sản mới. Có 4 tỉnh đƣợc lựa chọn nhƣ những vùng thí điểm. Trong mỗi tỉnh, một cộng đồng nghề cá mà nhóm ngƣ dân đã phát triển tốt, đƣợc chọn để trình diễn cho các hội đoàn ngƣ dân trong tỉnh. Sau đó, Cục Nghề cá ban "quyền đánh cá" trong một vùng biển xác định đến các nhóm ngƣ dân [59, tr.5]. Những ngƣ dân là thành viên của nhóm có quyền đánh cá trong ngƣ trƣờng xác định, và có trách nhiệm quản lý nghề cá. Tổ chức cộng đồng có những quy định giới hạn số lƣợng tàu cá và các loại ngƣ cụ đƣợc phép hoạt động trong ngƣ trƣờng, vì đó là nguồn lợi của chính họ, nên nguồn lợi thủy sản ngày càng đƣợc quản lý hữu hiệu.

Thông qua một số dự án, Chính phủ Thailand thử nghiệm phân quyền và trách nhiệm quản lý nghề cá ven bờ cho các cộng đồng vụng, vịnh... cả việc phân phối nguồn lực ngân quỹ, quỹ luân chuyển... [61, tr.69].

1.2.1.5. Campuchia:

Hệ thống quản lý nghề cá nội địa thông qua các lô đánh cá (fishing lots) đƣợc sử dụng truyền thống, nhất là ở Biển Hồ (Tonle Sap). Để khuyến

khích "Nghề cá Cộng đồng" (Community Fisheries), thực hiện quản lý nghề cá dựa vào dân, Nhà nƣớc Campuchia hiện từng bƣớc thu hồi các lô đánh cá của tƣ nhân, cấp cho các Hội ngƣ dân ở cơ sở.

Một số mô hình tổ chức ngƣ dân kiểu Nhật Bản đƣợc xây dựng đầu tiên do Viện Kỹ nghệ châu Á (AIT) giúp đỡ năm 1994 tại tỉnh Svay Rieng, do FAO hỗ trợ năm 1995 tại tỉnh Siem Reap. Vào năm 1998, các tổ chức "Nghề cá Cộng đồng" đƣợc thành lập ở hai tỉnh Kratie và Strung Treng, Nhà nƣớc giao quyền đánh cá trong khu vực nhất định cho tổ chức ngƣ dân cấp cơ sở để quản lý cùng Nhà nƣớc. Sau khi có kết quả tốt, nhà Vua ban hành Chỉ dụ Hoàng gia về việc thành lập "Nghề cá Cộng đồng" vào năm 2000. Sau đó, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã ra quyết định thực hiện Chỉ dụ nói trên.

Ví dụ điển hình4: Nghề cá Cộng đồng "Boeun Thkash" tại Quyền đánh cá số 5 đƣợc thành lập năm 2001 với 208 thành viên, dƣới sự điều phối của Chi cục Thuỷ sản tỉnh Kampong Cham bao gồm 2 làng của xã Chulasa, huyện Bathey. Khu vực 2.810 ha, chiếm 66,79% diện tích của "lô đánh cá" số 5 trƣớc đây đƣợc trích lại, giao lại cho tổ chức nghề cá cộng đồng này tham gia quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản. Ban Quản lý Nghề cá Cộng đồng (Community Fisheries Management Committee) thƣờng có có 4 thành viên, đƣợc phân định nhiệm vụ ở Ban Quản lý Nghề cá Cộng đồng "Boeun Thkash" nhƣ sau: (1) Trƣởng Ban, trách nhiệm chỉ đạo chung; (2) Phó Ban thứ nhất, trách nhiệm hành chính và kế toán, làm việc với một Thƣ ký; (3) Phó Ban thứ nhì, trách nhiệm giáo dục và khuyến ngƣ, làm việc với một Trợ lý; (4) Phó Ban thứ ba, phụ trách đội tuần tra và hoạt động, làm việc với một Trợ lý.

Cấu trúc hoạt động điển hình của tổ chức "Nghề cá Cộng đồng" có thể phác hoạ: dƣới Ban Quản lý có Đội tuần tra, dƣới Đội tuần tra có các Tổ tuần

4

tra theo từng thôn làng, dƣới cùng là các nhóm ngƣ dân. Xem sơ đồ cấu trúc cụ thể hình 1.2 dƣới đây.

Tiến trình liên lạc Cấu trúc Nghề cá Cộng đồng

Hình 1.2: Cấu trúc của Nghề cá Cộng đồng "Kompong Phluk"5

Với thể chế tƣơng đối rõ nét so với các nƣớc Đông Nam Á khác, hệ thống "Nghề cá Cộng đồng" phát triển nhanh chóng và rộng khắp Campuchia. Kết quả, năm 2001 có 165 tổ chức Nghề cá Cộng đồng và lên đến 368 tổ chức vào năm 20056 [58, tr.31].

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)