Tính thể chế quản lý nghề cá dựa vào dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 144)

Sỡ dĩ có những thành tựu về hệ thống đồng quản lý nghề cá ở Thừa Thiên Huế cũng do từ quá trình triển khai mô hình đã tạo đƣợc hệ thống thể chế khá hoàn chỉnh. Thể chế quản lý nghề cá dựa vào dân đƣợc ghi nhận đầu tiên tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác thuỷ sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010 [45], sau đó đƣợc kiện toàn hơn tại "Quy chế Quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế", ban hành năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [46]. Trong Quy chế, tổ chức ngƣ dân cấp cơ sở đƣợc chỉ định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cụ thể là Chi hội Nghề cá thuộc hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam [46, đ.4]. Quy chế quy định cơ chế phân quyền cho ngƣ dân: Chi hội Nghề cá hợp pháp cấp cơ sở có thể đƣợc Nhà nƣớc uỷ quyền quản lý nguồn lợi thuỷ sản trên một thuỷ vực nhất định. Trên cơ sở đó, Chi hội Nghề cá tự chủ điều phối các hoạt động khai thác thuỷ sản của các thành viên một cách sáng tạo, phù hợp, bảo đảm lợi ích hài hoà cho từng thành viên trong lợi ích chung của tổ chức và toàn xã hội [46, đ.5]. Việc tái sắp xếp ngƣ trƣờng cũng do Chi hội Nghề cá chủ động, sáng tạo trên cơ sở bảo lƣu các khu vực đánh cá truyền thống của cá nhân, hộ gia đình thành viên, phù hợp với quy hoạch chung của Nhà nƣớc và hiệu quả của cộng đồng [46, đ.6]. Về giải quyết mâu thuẫn nội bộ, Chi hội Nghề cá cấp cơ sở có trách nhiệm hoà giải các trƣờng hợp tranh chấp về ngƣ trƣờng, nguồn lợi giữa các cá nhân, hộ gia đình trong tổ chức mình. Chỉ khi nào không thể hoà giải đƣợc mới đƣa đến chính quyền giải quyết [46, đ.8]. Nhà nƣớc khuyến khích Chi hội Nghề cá cấp cơ sở xây dựng “quy chế tự quản” trên cơ sở pháp luật Nhà nƣớc, để cụ thể, chi tiết hoá các quy định của cộng

đồng, nhằm bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản và một số vấn đề có liên quan: môi trƣờng vùng nƣớc, giao thông thuỷ nội địa... [46, đ.11].

Kế hoạch quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế là giao vùng mặt nƣớc cho các Chi hội Nghề cá cấp cơ sở khai thác, nuôi trồng trong thuỷ vực để giảm đầu mối quản lý32

và để cộng đồng chủ động cùng nhau quản lý trên cơ sở số lƣợng, chủng loại ngƣ cụ, mùa vụ và đối tƣợng đánh bắt [46, đ.14]. Quyền khai thác thuỷ sản trên vùng nƣớc đầm phá cũng đƣợc chỉ rõ là bao gồm việc ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật thuỷ sản, trách nhiệm bảo vệ ngƣ trƣờng, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, trách nhiệm bảo đảm tuyến luồng giao thông thuỷ, trách nhiệm phòng chống suy thoái môi trƣờng vùng nƣớc và nghĩa vụ thuế cho Nhà nƣớc [46, đ.14]. Nhƣ vậy, hầu nhƣ Chi hội Nghề cá cấp cơ sở đã đƣợc giao đầy đủ quyền hạn, cũng nhƣ quyền lợi để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sử dụng và quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế.

"Tổ chức ngư dân được giao sử dụng vùng nước để khai thác thuỷ sản có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, chủ động sản xuất và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản" [46, đ.42]. Một lần nữa, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem các cộng đồng sử dụng nguồn lợi mà đại diện là các tổ chức ngƣ dân nhƣ đối tác của Nhà nƣớc trong quản lý nghề cá đầm phá Thừa Thiên Huế, để cải tiến phƣơng cách quản lý nghề cá quy mô nhỏ.

Quy chế quản lý mới này đƣợc Siriwardena đánh giá dù có nhiều vấn đề còn chƣa rõ, song có thể nêu ra nhiều điểm tiến bộ nhƣ sau:

- Tạo sự thông thoáng cho một quá trình quản lý rõ ràng, có trách nhiệm và tự quản hơn;

- Kinh tế hơn, ít tốn kém hơn trong việc thực thi luật và hành chính;

32

- Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề địa phƣơng thông qua các giải pháp do địa phƣơng đề xuất, các chiến lƣợc quản lý và quy định phù hợp hơn với tình hình địa phƣơng và điều kiện sinh thái;

- Tận dụng kiến thức, sự hiểu biết về địa phƣơng thông qua nguồn cung cấp thông tin từ ngƣ dân và nông dân về nguồn lợi để bổ sung các thông tin khoa học phục vụ cho việc quản lý;

- Nâng cao năng lực quản lý nguồn lợi thủy sản;

- Đẩy mạnh quyền sở hữu đối với nguồn lợi; điều này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho ngƣ dân xem xét nguồn lợi nhƣ là tài sản lâu dài hơn là sử dụng quá mức hoặc đánh bắt quá mức;

- Hình thành các quy luật quản lý, thực hiện quản lý và các quy định mang lại mức độ phù hợp và thống nhất cao;

- Nâng cao đối thoại và hiểu biết giữa các thành viên để có thể hạn chế xung đột [68, tr.5-6].

Thể chế dựa vào dân trong quản lý thuỷ sản tại Thừa Thiên Huế hiện có thể đƣợc xem là bƣớc đột phá, mở đƣờng cho hệ thống Chi hội Nghề cá cơ sở phát triển và hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, trên nền tảng hệ thống tổ chức Hội Nghề cá, cũng bắt đầu phát triển.

Gần đây, Chính phủ (2006) đã phân cấp, phân quyền quản lý nghề cá tại các vùng biển ven bờ dƣới 24 hải lý. Đối với vùng biển ven bờ, các UBND cấp tỉnh đƣợc phân cấp chủ động hoàn toàn trong quản lý nghề cá, đặc biệt đối với tuyến bờ dƣới 6 hải lý, thì phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng [11, đ.12, k.4]. Nhƣ vậy, nghề cá biển ven bờ của cả nƣớc đã có căn cứ để có thể phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng trong giai đoạn mới. Riêng Thừa Thiên Huế đây là cơ hội rất thuận lợi để tiếp tục phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng rộng ra cho nghề cá biển ven bờ. Cùng với những kinh nghiệm có đƣợc trong triển khai tại

nghề cá đầm phá thì việc phát triển hệ thống lan toả đến nghề cá biển ven bờ, khi đã đƣợc phân cấp từ Chính phủ chỉ còn đƣợc xem là vấn đề thời gian.

Hiện tại ở cấp trung ƣơng đang tiến hành xây dựng hƣớng dẫn quốc gia về "đồng quản lý nghề cá" là một thuận lợi khác, động viên hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận yếu tố rủi ro, khi mà có thể trong "Hƣớng dẫn quốc gia" sẽ có những định hƣớng khác về tên gọi, quy mô của "tổ chức quản lý nghề cá cộng đồng" cũng nhƣ các vấn đề liên quan khác. Xét về bản chất, nguyên tắc dựa vào dân thông qua tổ chức ngƣ dân trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ là không đổi, sự thay đổi tên gọi, chỉ mang tính thống nhất quốc gia trong cùng một sự việc hiện tƣợng. Nếu "Hƣớng dẫn quốc gia" tốt thì việc chuyển đổi tên gọi, tổ chức là không có vấn đề gì khó khăn.

Thách thức lớn hơn mang tầm vĩ mô của hệ thống dựa vào dân của Thừa Thiên Huế chính là việc chính thức hoá "quyền đánh cá", "quyền sử dụng lãnh thổ trong nghề cá" cho các Chi hội Nghề cá cơ sở. Đây là điểm mới không riêng Thừa Thiên Huế mà trên bình diện cả nƣớc. Mấu chốt này đƣợc xem là "yếu tố kỹ thuật then chốt" để đƣa hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân phát triển lên một tầm cao mới, phát huy đầy đủ các giá trị hệ thống để góp phần vào việc quản lý nghề cá một cách tích cực nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)